Tờ Bangkok Post: Việt Nam nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi
Tiếp tục sửa đổi chính sách, thủ tục để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2% Việc thúc đẩy thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, là nội dung quan trọng được lựa chọn thảo luận tại hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 18/9, tại Hà Nội. |
Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững Chiều 18/9 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022, phiên thảo luận, tọa đàm cấp cao với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” đã diễn ra. Qua đó, các đại biểu đã tập trung nêu ra và phân tích những thực trạng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới. |
Bài viết “Towering above the rest” trên trang Bangkok Post (Ảnh chụp màn hình). |
Cụ thể, theo Bangkok Post, Việt Nam, một thị trường mới nổi nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đã thu hút được các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.
Bangkok Post cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam thường mang lại tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao. Trong tháng 8, khi thị trường chứng khoán ở các quốc gia phát triển giảm điểm, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trở lại - hơn 4% - nhờ dòng vốn tiếp tục chảy vào thị trường này và các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ.
Hai tác giả Nuntawun Polkuamdee và Nareerat Wiriyapong của bài viết đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam tương đối hợp lý, đặc biệt là khi so sánh với các nước phát triển.
Ngoài ra, hai tác giả cũng dẫn dữ liệu của công ty đầu tư One Asset Management (ONEAM) cho biết, có 4 yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ bất chấp đại dịch COVID-19. GDP Quý II năm 2022 tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng trưởng 5% của Quý I.
Sự phục hồi trong các ngành tiêu dùng và dịch vụ sau khi Việt Nam tái mở cửa đã góp phần vào đà tăng trưởng đó. Các nhà phân tích của ONEAM tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể tăng lên 6,1-6,5%.
Thứ hai đó là các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp Việt Nam tăng cường nguồn lực. Dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chỉ ra rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng đã góp phần thúc đẩy dự trữ ngoại hối.
Thứ ba, các chính sách cải cách đất đai, chẳng hạn như thẩm định giá đất theo giá thị trường và giới hạn diện tích nông-công nghiệp không quá 20 ha cho mỗi nhà máy, đã phát huy hiệu quả. Các chính sách này được coi là sự đảm bảo rằng đất đai mang lại lợi ích cho đại đa số dân cư mà không phải là của những người giàu có.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác nhau để đảm bảo thu thuế đạt hiệu quả cao hơn.
Cuối cùng, sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam đã sửa đổi các quy định giao dịch chứng khoán bằng cách giảm thời gian thanh toán từ 2 ngày xuống còn 1,5 ngày, qua đó sẽ tạo điều kiện cho việc tung ra các sản phẩm chất lượng hơn trong tương lai.
ONEAM tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có cơ hội phát triển ngang tầm với các sàn chứng khoán châu Á khác trong tương lai.
Theo IMF, Việt Nam đang duy trì tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát (Ảnh minh họa: TTXVN). |
Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ rõ bên cạnh sự lạc quan, Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã đề cập đến những rủi ro lớn đe dọa triển vọng phục hồi của Việt Nam, bao gồm tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng, đình trệ ở các thị trường xuất khẩu chính, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SAR-CoV-2.
Theo IMF, Việt Nam đang duy trì tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát nhờ việc giới hạn giá nhiên liệu và các dịch vụ liên quan trực tiếp như vận tải.
Giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm tại Việt Nam đã tăng, nhưng vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với ngưỡng 4% của Ngân hàng Trung ương đặt ra cho năm nay. Điều này một phần là nhờ vào sự phục hồi của Việt Nam vào cuối năm 2021 đã giữ cho lạm phát trong tầm kiểm soát, trong khi duy trì giá lương thực và chi phí năng lượng thấp hơn các nước trong khu vực.
IMF nhận định rằng những thành công của Việt Nam có thể là nhờ việc áp dụng linh hoạt chiến lược "sống chung với Covid" và chiến dịch tiêm phủ vaccine trên phạm vi toàn quốc.
Các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ Việt Nam cũng đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ, cùng với đó là phục hồi các hoạt động bán lẻ và du lịch.
Tuy giá lương thực trên toàn cầu tăng, nhưng Việt Nam ít bị tác động do nguồn cung trong nước dồi dào, giá thịt lợn giảm so với mức đỉnh của năm ngoài, và giá gạo vẫn rẻ hơn so với các loại ngũ cốc khác như lúa mì. Hơn nữa, mức tăng giá đối với các dịch vụ, chẳng hạn như y tế và giáo dục, cũng không quá lớn.
Với triển vọng lạc quan như vậy, gần đây IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay thêm 1% so với mức được công bố từ 3 tháng trước đó, tức nâng lên 7%. Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh tăng đáng kể duy nhất của IMF trong số các nền kinh tế châu Á.