Tình trạng mặn duy trì mức cao trong tháng 4 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn |
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể tăng trong tuần tới |
Người dân Tiền Giang tích trữ nước ngọt để tưới cho vườn cây ăn trái (Ảnh: SGGP) |
Vài ngày qua, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất hiện mưa trái mùa với lượng mưa vừa, một số nơi mưa lớn. Nhìn chung, đợt mưa đã tạm thời giải quyết tình trạng thiếu nước cho cây trồng và hỗ trợ tích cực về nước sinh hoạt của người dân; nhất là khu vực trồng cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre, nơi thiếu nước ngọt nghiêm trọng do xâm nhập mặn gay gắt kéo dài mấy tháng qua.
Nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây. Nguyên nhân bởi tác động của khu vực thượng nguồn ở Trung Quốc bị hạn nặng, thiếu hụt tổng lượng mưa so với trung bình nhiều năm tới 34%, các hồ thủy điện ở Trung Quốc tích nước đến cuối tháng 12/2019 và xả nước tiết kiệm, lượng xả từ đầu mùa khô khoảng 800-1.000m3/giây. Vận hành gia tăng đến nay đã chậm hơn khoảng 62 ngày so với năm 2018-2019 và 56 ngày so với bình quân những năm gần đây. Do đó, dự báo dòng chảy còn thấp và tình hình mặn ở ĐBSCL tiếp tục kéo dài trong tháng 4.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho rằng, do nguồn nước năm 2019-2020 về ít ngay từ đầu mùa khô và mặn xảy ra sớm; đồng thời có thể còn những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và thời tiết cực đoan, nên các địa phương ĐBSCL cần chủ động các giải pháp ứng phó, phòng chống hạn mặn. Vận hành hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, kiểm soát mặn, đảm bảo tích trữ nước và bảo vệ nguồn nước trong thời kỳ mặn lịch sử này. Tiếp tục cập nhật bản tin dự báo liên tục để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với các diễn biến nguồn nước…
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, cho biết, dù gần đây có mưa nhưng hạn mặn vẫn phức tạp. Do đó các ngành chức năng tiếp tục vận chuyển nước ngọt ứng cứu cho các vườn cây ăn trái bị ảnh hưởng hạn mặn kéo dài. Đến nay, các địa phương đã tiếp nhận hơn 582.729m3 nước ngọt, hỗ trợ miễn phí cho 23.653 hộ dân trồng cây ăn trái ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Ngành chức năng còn vận chuyển hơn 31.540m3 nước ngọt bằng sà lan về cấp cho các ao ở huyện cù lao Tân Phú Đông, hỗ trợ bà con nguồn nước sinh hoạt.
UNDP hỗ trợ 185.000 USD giúp Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn Ngày 17/3 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ Đồng bằng Sông Cửu Long 185.000 ... |
Khô hạn, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ Từ tháng 3-5, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực ... |
Sẽ trích ngân sách xử lý hạn hán, xâm nhập mặn tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ... |