UNDP hỗ trợ 185.000 USD giúp Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn
Cận cảnh hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Kênh rạch trơ đáy, lúa chết khô |
Australia tài trợ 500.000 AUD giúp Việt Nam ứng dụng công nghệ đánh giá năng suất kinh tế |
Bà Caitlin Wiesen trao tặng gói hỗ trợ trước hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Baobienphong) |
Tham gia buổi ký kết có ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Chủ tịch Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UNDP chính thức trao cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gói hỗ trợ 185.000 USD từ quỹ khẩn cấp toàn cầu để hỗ trợ ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Các hoạt động của UNDP bao gồm: cung cấp 300 bồn trữ nước cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tại tỉnh Bến Tre và hỗ trợ sinh kế cho 176 hộ ở tỉnh Cà Mau; đánh giá tác động của hạn hán đến sinh kế, khả năng tiếp cận nước ngọt, sụt lún đất; hỗ trợ về đối thoại chính sách trong phòng, chống thiên tai hạn mặn; ứng dụng công nghệ di động để cập nhật thiệt hại do thiên tai, trong đó có hạn mặn.
Trước đó, đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do ông Nguyễn Thanh Nam, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam cùng các nhà hảo tâm đã đến trao tặng 200 thiết bị lọc nước, xử lý nước cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.
Tại vùng 2 Quân chủng Hải quân đã điều 2 phương tiện (tàu 935 và tàu 937) vận chuyển 500m3 nước ngọt cung cấp cho nhân dân các xã Phú Sơn và Phước Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bị thiếu nước ngọt do hạn hán và xâm nhập mặn.
Với tinh thần "tương thân tương ái”, những ngày vừa qua, BĐBP các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng chở nước ngọt tới các điểm dân cư cung cấp cho người dân sử dụng.
Số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân từ tháng 12/2019 và liên tục tăng cao cho đến nay. Trong tháng 3, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, nhiều nhánh sông nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đến 95km tính từ cửa sông như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An). Độ mặn đo được trên các sông ở mức cao từ 4,7g/l trở lên, đặc biệt, có thời điểm độ mặn tại sông Hàm Luông lên tới 16,4g/l, Sông Hậu 11,8g/l.
Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường do các hồ chứa ở thượng nguồn chưa tăng lượng xả, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4.
Sen vàng Berlin phát nước ngọt miễn phí cho bà con Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức Sen vàng Berlin đã huy ... |
Khô hạn, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ Từ tháng 3-5, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực ... |
Sẽ trích ngân sách xử lý hạn hán, xâm nhập mặn tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ... |