Tính toán nguồn lực dài hơi cho phòng, chống dịch gắn với an sinh xã hội
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ chư tăng, phật tử Lào phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 19/10, tại Thủ đô Vientiane, thừa ủy quyền của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Phật Tích Vientiane đã cúng dường 5 tấn gạo và 500 thùng mỳ cho Liên minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Lào để hỗ trợ chư tôn đức Lào vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. |
Chính sách bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trước Covid -19 Ngay từ khi đại dịch Covid -19 xuất hiện ở Việt Nam, với việc nhìn nhận rõ những tác động của đại dịch, Chính phủ đã kịp thời có những biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương có thể vượt qua đại dịch. Trong đó, có thể thấy rõ vai trò chủ đạo của các chính sách bảo hiểm xã hội. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế-xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19 |
Sáng nay (21/10), thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế-xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin: “Với tinh thần lo xa, Ủy ban Thường vụ đã tính đến việc xin đại biểu Quốc hội tổ chức thêm kỳ họp bất thường vào tháng 12 để quyết đáp vấn đề này vì nếu để đến kỳ họp tháng 5/2022 thì sẽ bị lỡ nhịp”. Bởi, theo Chủ tịch Quốc hội, phòng, chống dịch gắn với an sinh xã hội phải trường kỳ, nguồn lực tính toán phải dài hơi, nếu không sẽ rất khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nhân dân và cử tri cả nước đang mong đợi 2 quyết sách lớn trong kỳ họp lần này. Đó là, tới đây phòng, chống dịch thế nào; phục hồi phát triển kinh tế-xã hội ra sao? Hai việc này gắn với vấn đề an sinh, trật tự an toàn xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trước khi họp Quốc hội, Thường vụ Quốc hội đã có nhiều hoạt động trao đổi, tọa đàm, lắng nghe doanh nghiệp… với mục tiêu là tìm lời giải tốt nhất cho 2 câu hỏi trên. “Trong đó, bao trùm là dù thế nào cũng hết sức tránh chuyện nóng vội, chủ quan và đề phòng chuyện chuyển từ cực này sang cực khác”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Theo ông, về chiến lược tổng thể trong phòng, chống dịch, Hội nghị Trung ương 4 đã thảo luận, Quốc hội sẽ thảo luận tiếp và thống nhất việc cần có đổi mới tư duy như phát biểu của Tổng Bí thư. Cụ thể, “cần đổi mới tư duy trong công tác phòng, chống dịch, đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh, điều kiện tiên quyết là bao phủ vaccine”.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, thời gian qua, tốc độ tiêm vaccine của chúng ta chậm nhưng đến nay, đã tiến bộ hơn các nước. “Các nước ngại tiêm vaccine, chúng ta có vaccine thì tiêm ngay nên hy vọng tỉ lệ phủ vaccine của nước ta sẽ sớm hơn. Toàn dân cần tiếp tục áp dụng nghiêm ngặt 5K và ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch".
Nhấn mạnh dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, ông Vương Đình Huệ cho rằng tình trạng có lúng túng, thiếu nhất quán là có thể hiểu được, quan trọng là biết rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
Cử tri mong muốn Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tới đây có chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình hậu đại dịch. Chủ tịch Quốc hội khẳng định chắc chắn tới đây, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết nói rõ 2 vấn đề này.
Về chương trình tổng thể phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, ông lưu ý đến các nguyên tắc như tăng cường tổng cầu, tổng cung, sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ…; trong đó, năm 2023, sẽ đưa các gói kích thích nền kinh tế lớn nhắm vào ngành có tăng trưởng cao. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong quá trình triển khai các chính sách phải tránh tình trạng trục lợi, lợi ích nhóm.
Bên cạnh đó, với các gói hỗ trợ an sinh xã hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng năm nay, chúng ta đã làm tốt, có hiệu quả. Tuy nhiên, ông lưu ý khi có các gói hỗ trợ mới thì các ý kiến đều cho rằng chúng ta phải tập trung làm tốt các gói hỗ trợ cũ; cố gắng tận dụng, đốc thúc toàn diện giải ngân đầu tư công.
Thời gian qua, thị trường lao động là một trong những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Trong quý II, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm giảm 2,4 triệu người so với quý trước; giảm 2,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp xây dựng giảm 815.000 người; dịch vụ giảm 2,28 triệu người nhưng lao động trong nông nghiệp lại tăng 742.000 người.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Sau đại dịch, chắc chắn sẽ có sự phân bổ lại lao động, dân cư. Đây là cơ hội để chúng ta tái cơ cấu. Tỉ lệ lao động thất nghiệp đang cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tại thành thị là 4,84%, nông thôn là 3,04%. Nếu như trong quý II vừa rồi, đại dịch chỉ tác động đến khoảng 12,8 triệu lao động thì quý III, ước tác động đến gần 30 triệu lao động, trong đó 5% lao động mất việc làm; 32% là tạm nghỉ hoặc tạm ngừng việc; 50% bị cắt giảm giờ làm hoặc phải nghỉ giãn cách; 80% bị giảm thu nhập”.
“Có lẽ, để đánh giá thực trạng này, trong Nghị quyết của Quốc hội cũng nên giao cho Chính phủ và các bộ, ngành phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, tổng thể tác động của đại dịch không chỉ về vấn đề kinh tế, mà còn cả vấn đề xã hội”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Ngày 21/10, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và hai dự án Luật Ngày 21/10 Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. |
Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng Với tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 tới phát triển thì mục tiêu phục hồi kinh tế, tạo nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh GDP quý III giảm mạnh. Vì vậy, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết. |
Cử tri và nhân dân đánh giá cao các quyết định kịp thời trong ‘cuộc chiến’ chống COVID-19 Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội. |