Tinh gọn thủ tục cấp tín dụng làm tăng khả năng hấp thụ vốn cho các doanh nghiệp
Hội thảo chủ đề “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, thời gian qua ngành Ngân hàng đã nỗ lực tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm lãi suất, rút gọn thủ tục cho vay… để san sẻ gánh nặng chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Dù vậy, tín dụng 6 tháng đầu năm có tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trước. Tính đến ngày 30/6/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022.
Nguyên nhân lớn nhất được cho là do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng để sản xuất, trong khi chi phí sản xuất tăng cao khiến hiệu quả hoạt động suy giảm. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì thua lỗ, dẫn tới nhu cầu vốn vay giảm...
Nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, đại diện các ngân hàng đã thảo luận đưa ra nhiều giải pháp. Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh các Chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp; điều hành lãi suất linh hoạt, nỗ lực tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất cho vay thì các ngân hàng cũng cần chuẩn hóa quy trình, tinh gọn thủ tục cấp tín dụng và giảm thiểu thời gian xét duyệt khoản vay.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng chia sẻ tại hội thảo giải pháp trọng tâm đang thực hiện. Đó là thiết kế các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng theo chuỗi giá trị của các khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp FDI nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp và hệ sinh thái liên quan. Thông qua giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng, VietinBank đã tạo cơ hội tiếp cận vốn nhanh chóng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhà cung cấp, nhà phân phối của các doanh nghiệp chính nêu trên.
Về phía các doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đầu tiên cần thực hiện các biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, cắt giảm các mảng hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, đảm bảo tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và ngân hàng. Tiếp theo, cần tăng cường mở rộng, tìm kiếm các đối tác đầu ra, nhà phân phối để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, giảm thiểu hàng tồn kho. Cuối cùng, cần xây dựng định hướng, chiến lược rõ ràng, điều chỉnh mô hình hoạt động, chuyển đổi số, nắm bắt kịp thời xu hướng của thị trường để có phương án ứng xử phù hợp.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn Để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn; Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vốn,... |
Thu hút vốn FDI bật tăng song vốn giải ngân chưa có nhiều cải thiện 5 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ; vốn góp, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2%... Vốn giải ngân ước đạt 7,56 tỷ USD, vẫn giảm 0,8% so với cùng kỳ, dù đã có cải thiện so với thời điểm đầu năm. |