Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (22/4): Tổng thống Donald Trump gửi lời thăm hỏi sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Ông Trump: Trung Quốc nghĩ rằng tôi sẽ chiến thắng trong bầu cử Tổng thống |
Tình báo Mỹ nêu đích danh ông Putin đã chỉ đạo tấn công vào bầu cử Mỹ 2016 |
Tin tức thế giới hôm nay 22/4
Tổng thống Mỹ hỏi thăm và gửi lời chúc sức khỏe đến nhà lãnh đạo Triều Tiên
Trước đó, truyền thông đã đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un gặp vấn đề sức khỏe khi vừa trải qua cuộc phẫu thuật tim. Dù vậy, nhiều nhà lãnh đạo của chính phủ Hàn Quốc hôm 21/4 lại khẳng định với hãng thông tấn Yonhap rằng Seoul không thấy bất kỳ một dấu hiệu nào thể hiện rằng ông Kim đang không được khỏe.
Dù vậy, trong cuộc họp báo hôm qua, 21/4 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ rằng ông muốn gửi lời thăm hỏi và lời chúc sức khỏe đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giữa những nguồn tin thật giả về tình hình sức khỏe của ông Kim, theo AFP.
Cụ thể, Donald Trump bày tỏ rằng: "Tôi mong ông ấy khỏe mạnh. Nếu ông ấy đang trong tình trạng đúng như những thông tin mà báo chí đề cập, tình hình ông ấy có thể nghiêm trọng".
Ông Kim Jong Un đích thân thị sát lực lượng phòng không - không quân ở khu vực phía tây Triều Tiên (Ảnh: KCNA) |
CNN từng dẫn lời một quan chức Mỹ nói Washington đang "theo dõi thông tin" rằng sức khỏe ông Kim "đang gặp nguy hiểm" sau cuộc phẫu thuật. Thế nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien lại thừa nhận nước Mỹ không hề biết được tình hình hiện nay của ông Kim ra sao, theo Reuters.
Khi được hỏi về việc chuyển giao quyền lực trức tiếp sẽ diễn ra như thế nào tại Bình Nhưỡng sau thông tin nhà lãnh đạo nơi đây gặp vấn đề sức khỏe, ông O'Brien trả lời CNN rằng: "Vẫn còn quá sớm để nói về điều này vì chúng tôi cũng không biết tình hình của Chủ tịch Kim và cần theo dõi những diễn biến tiếp theo".
Trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay nước này cũng đã biết về thông tin của ông Kim Jong Un, tuy nhiên ông không bình luận thêm gì về thông tin này hay tiết lộ Bắc Kinh có nắm được thông tin gì khác hay không.
Sự tín nhiệm đối với Tổng thống Donald Trump và những mối quan tâm hàng đầu của cử tri đối với cuộc bầu cử Mỹ
Dù chỉ chưa đầy 200 ngày nữa, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn ra, nhưng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn khá phức tạp và hoành hành tại quốc gia này, cộng thêm những yếu tố đặc biệt quan trọng như sự tín nhiệm của các công dân đối với Tổng thống Donald Trump thì cũng không thể tránh khỏi những bất ngờ ở phút cuối. Thế nhưng trước mắt, chúng ta vẫn có thể đưa ra cái nhìn rõ ràng nhất về hai yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với cuộc bầu cử này: sự tín nhiệm đối với Tổng thống Trump và mối quan tâm hàng đầu của các cử tri.
Tỷ lệ tín nhiệm của người dân với những gì Tổng thống Trump đã thực hiện trong những ngày đầu của lệnh giãn cách xã hội là 50% - một con số khá thuận lợi, biểu thị cho sự đồng tình với những chính sách mà Trump ban hành. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc ứng phó với nCoV lại khiến ông mất điểm khi tỷ lệ tín nhiệm trong nhiệm kỳ này dần bị hạ xuống thấp, người dân bắt đầu cảm thấy Donald Trump đã quá lơ là và chủ quan trong xử lý vấn đề và các tác động của dịch bệnh lên công dân đang sinh sống tại quốc gia này.
Kế hoạch tái mở cửa nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh tỷ lệ tín nhiệm của cử tri dành cho ông ngày càng hạ thấp (Ảnh: AP) |
NBC và Wall Street Journal - hai hãng thống tấn lớn của Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát để thăm dò mức độ tín nhiệm đối trong lòng các công dân đối với chủ nhân Nhà Trắng thông qua câu hỏi về dịch Covid-19. Kết quả được công bố ngày 19/4 cho thấy, có đến 2/3 người hỏi trả lời rằng ông Trump đã "không coi trọng mối đe dọa này ngay từ đầu". Pew cũng có kết quả tương tự khi thực hiện thăm dò, với 65% người tham gia trả lời rằng Trump đã "quá chậm chạp" trước mối đe dọa của dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra.
Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn thường xuyên có các cuộc công kích ngày càng mang tính chính trị tại những buổi họp báo thường nhật về tình hình dịch bệnh mà nhóm đặc trách trình bày. Số lượng ca nhiễm nCoV mới và số người tử vong vẫn tăng một cách đáng lo ngại, tính đến sáng ngày 19/4 đã có gần 34.000 người thiệt mạng, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins công bố. Rõ ràng đây là một bất lợi trong việc ngăn cản Tống thống Trump có thêm sự tín nhiệm từ cử tri, và câu hỏi liệu tỷ lệ có thay đổi và thay đổi theo chiều hướng nào vẫn còn là một câu hỏi mở.
Yếu tố tiếp theo cũng liên quan trực tiếp đến công dân Mỹ, đó là những mối quan tâm hàng đầu của những cử tri này. Họ quan tâm xem ai sẽ trở thành liên danh tranh cử cùng cựu Phó Tổng thống Joe Biden hay thỏa thuận chỉ tiêu lưỡng đảng sẽ ra sao. Hay ngay trong bối cảnh hiện tại này - các cuộc biểu tình phản đối việc kéo dài lệnh cách ly và giãn cách xã hội.
Người dân đổ ra đường biểu tình để phản đối lệnh cách ly quá lâu của chính quyền bang (Ảnh: Metro News) |
Trước đó, cuộc biểu tình đã diễn ra tại Lansing, bang Michigan hồi đầu tuần trước, khi cư dân tại đây phản đối các yêu cầu cách ly quá khắt khe của thống đốc bang. Các bang khác cũng lần lượt làm theo, gây sức ép không nhỏ lên chính quyền địa phương. Điều khiến thống đốc các bang đau đầu nhất lại là sự ủng hộ người dân làm vậy của ông Trump. Tuy nhiên, điều đó lại được giải thích rằng, Tổng thống Mỹ chỉ đang muốn người dân được làm việc trở lại một cách an toàn thông qua sự có trách nhiệm của các thống đốc.
Singapore kéo dài phong tỏa đến tháng 6
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong bài phát biểu trên truyền hình vào sáng hôm qua, đã thông báo rằng quốc gia này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm 4 tuần nữa, đến ngày 1/6, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến số người nhiễm bệnh tại nước này đạt mốc 9.000 người.
Ông Lý cũng yêu cầu người dân hãy tuân thủ những biện pháp cách ly cộng động nghiêm ngặt hơn, để nỗ lực cắt đứt chuỗi lây nhiễm có thể đưa số ca nhiễm mới "xuống một chữ số, thậm chí bằng không".
78% số người nhiễm nCoV tại Singapore là lao động nhập cư, sống trong các khu ký túc xá lớn. Tuy nhiên, giới chức lại quan ngại khi có 20 ca không liên quan được ghi nhận mỗi ngày. "Điều đó cho thấy có một lượng lớn ca nhiễm ẩn trong cộng đồng", ông Lý đưa ra nhận xét.
Ban công của một khu ký túc xá, nơi những người lao động nhập cư sinh sống tại Singapore hôm 6/4 (Ảnh: Reuters) |
Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á, 11 người đã tử vong trên tổng số 9.000 ca nhiễm. Các biện pháp cách ly một phần đã được áp dụng từ ngày 7/4, các trường học, công ty đều đã đóng cửa. Chỉ những doan nghiệp hay cửa hàng sản xuất, cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày mới được quyền hoạt động, tuy nhiên ông Lý cho hay sẽ có thêm nhiều địa điểm khác bị đóng cửa để hạn chế hết mức sự lây nhiễm bệnh dịch trong cộng đồng.
Chính quyền nước này cũng đang tìm cách để cắt giảm lượng người di chuyển hàng ngày từ mức 20% hiện nay xuống còn 15%. Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore Lawrence Wong còn cho biết một hệ thống mới sẽ được triển khai, mà cho phép mỗi người dân chỉ đi siêu thị và chợ bán thực phẩm vào những ngày nhất định tương ứng với số thẻ căn cước của họ.
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đưa ra lời nói rằng sẽ xem xét các biện pháp nới lỏng cách ly sau ngày 1/6: "Tôi hy vọng các bạn hiểu rằng nỗi đau ngắn hạn này nhằm xóa sổ virus, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho những người thân yêu của chúng ta, cũng như tạo điều kiện phục hồi kinh tế".
100.000 người dự đám tang tại Bangladesh, Singapore trở thành tâm dịch Covid-19 ở Đông Nam Á Tại Bangladesh, 100.000 người dự đám tang giữa Covid-19. Trong khi đó, với số ca nhiễm Covid-19 tăng 70 lần trong 2 tuần, Singapore trở thành ... |
Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ủng hộ nhân dân nước bạn nhiều trang thiết bị y tế chống COVID -19 Ngày 17/4, tại Hà Nội, Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Phó Chủ tịch Vũ Vương Việt dẫn đầu đã tới Đại ... |
Indonesia: Dịch COVID-19 có thể đạt đỉnh 95.000 ca vào tháng 5 Theo dự báo của Lực lượng phản ứng nhanh với COVID-19 thuộc Indonesia, đỉnh dịch COVID-19 tại nước này sẽ xảy ra vào tháng 5, ... |