Tin pháp luật 24h nóng nhất hôm nay (19/5): Vụ xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "cài" nữ sinh viên năm nhất làm giám đốc
Tin pháp luật 24h nóng nhất hôm nay (18/5): Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hầu toà |
Tin pháp luật 24h nóng nhất hôm nay (17/5): 2 chị em ở Đắk Lắk trồng cần sa cho… gà ăn |
Vụ xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "cài" nữ sinh viên năm nhất làm giám đốc
Bị cáo Vũ Thị Hoan trước toà (Ảnh: Vietnamnet) |
Theo cáo buộc, năm 2005, Đinh Ngọc Hệ nhờ cháu là Vũ Thị Hoan (khi đó đang là sinh viên năm thứ nhất, hệ cao đẳng, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) đứng tên giám đốc, người đại diện theo pháp luật để thành lập công ty Yên Khánh. Bị cáo này chỉ làm theo chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ.
Bằng các thủ đoạn gian dối, Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan đã chiếm đoạt quyền sử dụng khu đất số 7-9 của QCHQ có giá trị tại thời điểm tháng 2/2010 là hơn 525 tỷ đồng.
Bị cáo Hoan khai: Thời điểm ký tờ trình gửi QCHQ xin liên kết đầu tư tại khu đất số 7-9, bị cáo đang đi học và ở nhà ông Hệ. Bị cáo ký mà không đọc, không hiểu nội dung tờ trình này.
Là người ký hợp đồng 07, sau này bị cáo Hoan biết, bản chất hợp đồng này là hợp đồng cho thuê đất. Bởi nếu liên doanh thì phải có lỗi - lời, nhưng đây là phải trả tiền theo từng quý.
Theo bị cáo Hoan, bị cáo là người không có năng lực và hiểu biết pháp luật. Bị cáo tin tưởng vào sự điều hành của ông Hệ và nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ bị cáo Phạm Văn Diệt (cựu tổng giám đốc CTCP tập đoàn Đức Bình).
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Diệt cho rằng: Nói bị cáo đều chỉ đạo là không đúng. Hoan trên 18 tuổi, là người đại diện pháp luật của công ty, không thể nói không biết gì- Thông tin trên Vietnamnet.
Các đối tượng được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông
(Ảnh minh hoạ: Luatminhgia) |
Căn cứ điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân bị phạt tiền từ ba triệu đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc mà không có khả năng thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì có thể được xem xét miễn, giảm tiền phạt.
Trong trường hợp này, người bị phạt phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong năm ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm biết; nếu không đồng ý với việc miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
Nếu Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định xử phạt thì UBND cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc miễn, giảm tiền phạt. Cá nhân được miễn, giảm tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định.
Như vậy, việc có được miễn, giảm tiền phạt vi phạm giao thông hay không là do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Cựu Phó chủ tịch TP Mỹ Tho lĩnh án treo vì làm thâm hụt ngân sách 3,7 tỷ đồng
Các bị cáo tại toà (Ảnh: An Nam/ VNE) |
Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến năm 2016, Phan Văn Hoàng là Giám đốc Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho cùng Phó giám đốc đã chỉ đạo nhân viên điều chỉnh giảm doanh thu phí vệ sinh cung cấp cho Phòng quản lý đô thị TP Mỹ Tho để thanh quyết toán khối lượng rác nhiều hơn thực tế, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Ngoài bị cáo Hoàng, ngày 18/5, TAND Tiền Giang còn tuyên phạt 7 bị cáo khác là lãnh đạo, cán bộ Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho và UBND TP Mỹ Tho lần lượt từ 3 năm tù treo đến 5 năm 6 tháng tù giam về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.