Thương chiến Mỹ-Trung, "lò lửa" Iran hâm nóng G20
Iran tuyên bố vĩnh viễn đóng "cánh cửa" ngoại giao với Mỹ Trung Quốc cân nhắc đưa FedEx vào danh sách đen Ông Trump tung đòn thuế 325 tỷ USD nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không dự G20? |
Ông Trump và ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh G20 |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau lần đầu tiên sau 7 tháng để thảo luận về mối quan hệ đang xấu đi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng triển vọng tiến bộ của mối quan hệ này có vẻ mỏng manh, vì cả hai bên đều không có những động thái tích cực sau khi các cuộc đàm phán sụp đổ vào tháng 5/2019.
Kết quả cuộc gặp cũng sẽ tác động đến nhiều thành viên G20, bời cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chậm tăng trưởng thế giới. Nhưng một số người đã bày tỏ sự nghi ngờ rằng căng thẳng thương mại khó có thể làm ảnh hưởng đến các nỗ lực để giải quyết các vấn đề quốc tế cấp bách.
Một quan chức của văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là rất nghiêm trọng, nhưng không nên để nó làm ảnh hưởng đến cơ thể đa phương.
Thị trường tài chính đã tăng điểm kể từ khi ông Trump và ông Tập nói chuyện qua điện thoại vào tuần trước và đồng ý gặp nhau tại Osaka để “hồi sinh” các cuộc đàm phán thương mại đã sụp đổ vào đầu tháng 5, khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc từ bỏ cam kết. Ngay sau đó, hai bên đã áp đặt thuế quan đối với hàng trăm tỷ đô hàng nhập khẩu của nhau.
Tổng thống Trump xem cuộc gặp với ông Tập Cận Bình (có thể diễn ra ngày 29/6) như một cơ hội để xem xét Bắc Kinh đang như thế nào và mong muốn gì, một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên cho biết.
Các quan chức Nhà Trắng đã từ chối thảo luận về những kỳ vọng trước hội nghị thượng đỉnh, chỉ nói rằng họ hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuân theo các cam kết để cạnh tranh công bằng.
Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức ở thành phố Osaka, Nhật Bản trong 2 ngày 28,29/6 |
Thiết lập quỹ đạo mới
Ông Tập Cận Bình có khả năng sẽ không đi sâu vào các chi tiết để hướng tới một thỏa thuận thương mại tiềm năng, như ông đã làm trong một cuộc họp với ông Trump ở Buenos Aires vào tháng 12, một nguồn tin đã gặp các quan chức thương mại Trung Quốc cho biết. “Thay vào đó, ông Tập sẽ cố gắng để thiết lập một quỹ đạo mới cho mối quan hệ”, nguồn tin dẫn lời các quan chức thương mại nói.
Các chuyên gia thương mại Trung Quốc thừa nhận có sự bất đồng trong giới chính sách về cuộc chiến thương mại với Washington. Họ cảnh giác về những áp đặt thuế quan của Mỹ. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei cũng có thể là một vấn đề trong các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo lần này.
Bắc Kinh phản ánh rằng Mỹ đã yêu cầu một loạt các cải cách kinh tế tới mức vi phạm chủ quyền của nước này. Các quan chức Trung Quốc nói rằng họ có thể kiểm soát được các hệ quả của cuộc chiến thương mại và không vội vàng để đạt thỏa thuận.
Nhiều người Trung Quốc hy vọng cuộc chay đua Tổng thống Mỹ năm 2020 có thể ngăn cản ông Trump khỏi các biện pháp thương mại có nguy cơ làm đảo lộn, ảnh hưởng đến nông dân và doanh nghiệp, những cử tri của ông.
“Ngay lúc này, chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có khả năng chịu đựng lớn hơn phía Mỹ”, ông Lương Minh, chuyên gia thương mại tại Bộ thương mại Trung Quốc cho biết.
Nhiệm vụ ở Vùng Vịnh
Nguy cơ về một cuộc xung đột ở Trung Đông đang gia tăng, sau khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ và những vụ tấn công vào các tàu chở dầu ở vùng Vịnh.
Mối đe dọa về xung đột ở Trung Đông đã thúc đẩy giá dầu toàn cầu tăng cao. |
Ông Trump sẽ đến Nhật Bản tham dự G20 chỉ một tuần sau khi ra lệnh huỷ cuộc không kích trả đũa sau khi Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Trump cũng sẽ gặp ít nhất 8 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thái tử Ả Rập Mohammed bin Salman, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin, để giành được sự ủng hộ cho các lệnh trừng phạt đối với Iran.
"Người hòa giải" tại G20
Chủ đề khác có khả năng chi phối Hội nghị là chương trình hạt nhân của Triều Tiên và một lần nữa cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập có thể sẽ trở thành điểm mấu chốt.
Các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đình trệ sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội kết thúc mà không đạt được thoả thuận chung. Nhưng hai nhà lãnh đạo đã trao đổi thư từ cá nhân, và Chủ tịch Triều Tiên nói bức thư từ Mỹ có "nội dung xuất sắc", trong khi Tổng thống Mỹ ca ngợi "bức thư đẹp" từ nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 vài ngày, ông Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm mang tính biểu tượng cao đến Triều Tiên và nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ đưa ra lời đề nghị cho phía Mỹ. "Họ muốn sử dụng Chủ tịch Trung Quốc làm trung gian để hòa giải trong G20", nhà cựu ngoại giao Thae Yong Ho nói với các phóng viên ở Tokyo.
Nhận thức được sự chú ý có khả năng tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, chủ nhà Nhật Bản đang cố gắng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của họ, bao gồm giảm rác thải nhựa trên đại dương và những thách thức về vấn đề dân số già.
Masatsugu Asakawa, nhà ngoại giao tài chính hàng đầu của Nhật Bản cho biết: "Nhật Bản đã chuẩn bị trong hơn 1 năm và nỗ lực hết mình cho Hội nghị G20... Vì vậy, tôi hy vọng giới truyền thông cũng chú ý đến các khía cạnh khác sẽ được thảo luận tại G20".
Iran tuyên bố vĩnh viễn đóng "cánh cửa" ngoại giao với Mỹ Iran vừa tuyên bố các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và các quan chức ... |
Trung Quốc cân nhắc đưa FedEx vào danh sách đen Trung Quốc sẽ cân nhắc bổ sung FedEx vào danh sách đen gồm những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân không đáng tin cậy, ... |
Ông Trump tung đòn thuế 325 tỷ USD nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không dự G20? Trong một cuộc phóng vấn với kênh CNBC, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, chính quyền Mỹ sẽ ngay lập tức áp thuế bổ ... |