Thúc đẩy tiến độ tuyến đường sắt và cao tốc Việt - Lào nhằm gắn kết kinh tế hai nước
Góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam mong muốn thời gian tới, ngoài nhiệm vụ củng cố và tăng cường quan hệ nhân dân, giao lưu văn hóa, Hội còn góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. |
Hà Tĩnh và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) thúc đẩy hợp tác chống dịch và phát triển kinh tế Chiều 18/12, Hội nghị cấp cao thường niên năm 2021 giữa Hà Tĩnh (Việt Nam) và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) đã diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 và hợp tác phát triển trên mọi mặt về kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự cho các tỉnh biên giới. |
Năm 2021, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hữu nghị truyền thống Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hai bên đã nỗ lực duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương ở các cấp; hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, kết nối giao thông, giáo dục đào tạo, hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển.
Trong đó kim ngạch thương mại hai chiều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 570,7 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện Việt Nam có 208 dự án đầu tư tại Lào còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,16 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. |
Tại buổi hội kiến giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith vào ngày 28/6, hai bên nhất trí phối hợp tìm nguồn vốn đầu tư và thúc đẩy sớm triển khai các dự án kết nối giao thông chiến lược, trong đó có đường cao tốc Hà Nội-Vientiane và đường sắt Vientiane-Vũng Áng; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối hạ tầng giao thông giữa Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy gắn kết kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ba nền kinh tế.
Về dự án hợp tác đầu tư phát triển bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Công ty cảng quốc tế Lào-Việt đạt tăng trưởng tốt, đã đưa tuyến vận tải container đầu tiên vào hoạt động hồi tháng 4 năm nay.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sớm triển khai xây dựng Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam tại thủ đô Vientiane, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào trong năm 2022, góp phần giúp các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu biết sâu sắc hơn nữa về truyền thống hữu nghị, gắn bó và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Lãnh đạo hai nước nhất trí cao về phương hướng hợp tác trong thời gian tới trên các lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các thoả thuận cấp cao, kết quả các kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào cũng như các chương trình hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước;
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh, hỗ trợ nhau phòng chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp thúc đẩy, triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Cảng Vũng Áng có vai trò quan trọng đối với chính sách của Chính phủ Lào, trong việc tiếp cận hoạt động hàng hải và tăng cường kết nối khu vực, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế Lào tăng trưởng thông qua phát triển lĩnh vực giao thông vận tải và thương mại, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa Lào và Việt Nam.
Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) - một lối ra biển để Lào phát triển và hội nhập quốc tế. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cũng dành thời gian trao đổi về hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, nhất là ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Dự án đường sắt Vientiane - Vũng Áng Hà Tĩnh là một phần quan trọng trong chiến lược liên kết vận tải logistics của Lào. Bên cạnh các dự án đường sắt, đường bộ cao tốc, cảng cạn và tối ưu hóa khả năng tận dụng cảng biển Vũng Áng làm điểm tiếp cận vận tải biển gần nhất của Lào, nhằm đưa Lào từ một quốc gia không có biển thành trung tâm liên kết đất liền của khu vực.
Dự án tuyến đường sắt nối từ Viêng Chăn (Lào) đến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh - Việt Nam) có tổng chiều dài toàn tuyến 554,7km, trong đó phạm vi thuộc lãnh thổ Việt Nam từ đèo Mụ Giạ đến cảng Vũng Áng dài 102,7km. Dự án có thời gian xây dựng là 7 năm (từ 2018-2024).
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo để thúc đẩy kinh tế Hà Tĩnh và Bôlykhămxay hậu COVID-19 Hà Tĩnh và Bôlykhămxay đã đề ra những giải pháp về kinh tế, thương mại để đưa quan hệ giữa hai tỉnh thành đơn vị mẫu, điển hình về hợp tác hữu nghị, truyền thống đặc biệt giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào. |
Thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng TP.HCM +6 hậu COVID-19 GS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, TP.HCM cần hình thành và thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng với 6 tỉnh phụ cận. |