Thúc đẩy đầu tư là chìa khóa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong ba trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp châu Âu "Hơn 3% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu được hỏi đã cho rằng, Việt Nam là một trong ba trọng điểm đầu tư toàn cầu, đồng thời Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI)...". Đây là một phần nội dung trong báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab thực hiện. |
"Chìa khóa xanh" giúp Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về biển Nhiều ý kiến cho rằng để trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển, Việt Nam cần sớm phê duyệt quy hoạch không gian biển, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh. |
Theo ông Coppola, dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2023. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng này Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức.
Chuyên gia kinh tế của WB đánh giá Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm thuế giá trị gia tăng. Trong đó việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể giúp Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp hơn thế nữa để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt được mức tăng trưởng 6% vào năm 2023 (Ảnh minh họa). |
Vị chuyên gia này khuyến nghị: Việt Nam cần cân đối lại các dự án đầu tư công, theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình lạm phát. Việt Nam cũng cần quan tâm đến các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Đây là ba trụ cột quyết định cầu cả trong và ngoài nước. Sự tăng trưởng của mỗi trụ cột này đối với tổng cầu chung có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Theo Báo cáo Khí hậu và Phát triển Quốc gia của Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP mỗi năm, từ nay đến năm 2040 để thích ứng, giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu. Do đó theo ông Coppola, thúc đẩy đầu tư sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam thực hiện tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 trong bối cảnh có nhiều thách thức liên quan tới biến đổi khí hậu như hiện nay.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Coppola nhận định "các thách thức từ bên ngoài sẽ tạo ra những tác động khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ có thể ở mức vừa phải trong năm 2023". Ông Coppola cho biết, Ngân hàng Thế giới đã và đang hỗ trợ Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thông qua ba kênh chính. Đó là: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính; hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp để đáp ứng được những thách thức về phát triển; kết nối với các chuyên gia quốc tế, khoa học công nghệ của các nước. https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-wb-thuc-day-dau-tu-la-chia-khoa-tang-truong-cua-viet-nam/867431.vnp |
Chìa khóa thành công trong chương trình giảm nghèo của Việt Nam Việt Nam đã đặt mục tiêu cho chương trình giảm nghèo quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, với mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên toàn quốc từ 1-1,5%. |
Ngân hàng Thế giới (WB): Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% năm 2023 Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 13/3/2023 cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình. |