Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN
Toàn cảnh hội nghị |
Tại điểm cầu Việt Nam, hội nghị có sự tham dự của đại diện các Bộ Nội vụ, Ngoại giao, Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Sở Nội vụ 63 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu các nước ASEAN có ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa – Xã hội cùng các báo cáo viên đến từ các nước Indonesia, Brunei Darussalam, Philippines, Thái Lan.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ Chu Tuấn Tú cho biết, đây là hội nghị thứ ba trong chuỗi các hoạt động nằm trong Kế hoạch hành động của Bộ Nội vụ nhằm thực hiện Đề án triển khai Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-TTg.
Thế kỷ XXI đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn cho ASEAN trong hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, hướng tới một “Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”. Với cam kết sẽ cùng các nước quyết tâm xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thu hẹp khoảng cách phát triển; hợp tác thiết thực phục vụ người dân, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (Đề án 1439). Đồng thời, tiếp tục tham gia đầy đủ, tích cực, có trách nhiệm và có đóng góp cho các hoạt động hợp tác ASEAN về các vấn đề công vụ.
Hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của nền công vụ trong việc thúc đẩy các chương trình cải cách toàn diện theo các định hướng của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 phù hợp với phương châm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, một trong những giải pháp chính của Đề án là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về các giá trị chung của Cộng đồng ASEAN nói chung và nền công vụ các nước ASEAN nói riêng; thúc đẩy, khuyến khích học hỏi kinh nghiệm các nước ASEAN trong cách thức quản lý nền công vụ hiệu quả và thu hút sự tham gia của người dân.
Ông Chu Tuấn Tú hy vọng hội nghị sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chức đối với Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vai trò của nền công vụ các nước ASEAN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc chia sẻ các kinh nghiệm, thực tiễn thành công trong quản lý và thực thi công vụ tại một số nước ASEAN sẽ giúp các công chức có nhận thức và định hướng tốt hơn trong việc tổ chức thực thi công vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chung của ASEAN. Đây cũng là cơ hội tạo điều kiện cho việc tham vấn, tham khảo kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc tổ chức thực thi công vụ của các địa phương; thúc đẩy hợp tác trao đổi giữa các địa phương và đối tác ASEAN.
Theo ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng Thư ký ASEAN, do đại dịch COVID-19, cơ quan công vụ các nước chịu ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội, phải thu xếp làm việc tại nhà. Trong bối cảnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN vẫn cam kết tiếp tục cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho người dân. Các thách thức cung cấp dịch vụ công trong điều kiện bình thường mới nhắc nhở chúng ta về việc phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách và hiện đại hóa công vụ. Đây là vấn đề rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận dịch vụ công, hướng đến cung cấp những dịch vụ công tốt hơn trong tương lai, có được sự tin cậy, tin tưởng cao hơn đối với Chính phủ. Điều này đòi hỏi phải duy trì tính ổn định và trật tự, thúc đẩy một bối cảnh vững bền cho môi trường kinh doanh và đầu tư của đất nước.
“Đây là thành tố rất quan trọng cho sự thịnh vượng về kinh tế. Nhờ việc cung cấp các dịch vụ của từng nền công vụ mà các Chính phủ có thể cải tiến hơn nữa sự tham gia và sự hài lòng của người dân. Hợp tác của ASEAN về các vấn đề công vụ (ACCSM) sẽ ghi nhận tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục đối với người dân của ASEAN”, ông Ekkaphab Phanthavong nói.
Vị Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa – Xã hội cũng cho biết, theo kế hoạch công tác giai đoạn 2021 - 2025, cải cách về công vụ là một trong những ưu tiên của hợp tác ASEAN. Những cam kết này đã được phản ánh trong Tuyên bố của ASEAN về thúc đẩy hơn nữa quản trị tốt và thúc đẩy nền công vụ linh hoạt trong nền kinh tế số. Cần có hành động cụ thể hướng tới nền công vụ hiện đại như tăng cường sự tham gia tập trung vào người dân, sử dụng các dữ liệu một cách hiệu quả và hiệu lực, thúc đẩy hơn nữa nền công vụ bao trùm, đa dạng và phát triển, có sự tham gia của công chúng.
Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy sự đáp ứng của nền công vụ đối với các thách thức mới đã được khởi xướng ở Việt Nam và được thông qua trong năm nay. Tuyên bố kêu gọi phải có một sự lãnh đạo chuyển đổi và tiếp tục phát triển các kỹ năng cho công chức, công vụ, thúc đẩy hơn nữa quản trị tốt. Hội nghị tập huấn trực tuyến là cơ hội tốt cho Việt Nam – Chủ tịch ACCSM lần thứ 21 - chuyển đổi các cam kết đó và để các nước ASEAN có thể học tập câu chuyện thành công của Việt Nam, thông qua đó thực hiện được mục tiêu của ACCSM.
Ông Chu Tuấn Tú, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nội vụ Việt Nam) chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Tại hội nghị, các đại biểu đã cập nhật tình hình ASEAN trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, các khuôn khổ hợp tác của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội; định hướng triển khai thực hiện các nội dung của Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 và các kế hoạch có liên quan trong giai đoạn 2021-2025; các hoạt động lồng ghép đối với ngành nội vụ trong thời gian tới.
Đại biểu cũng thông tin, trao đổi về các vấn đề, thách thức để tiến tới đạt được Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN đến năm 2025; quá trình hội nhập của Việt Nam; các nỗ lực, định hướng để Chính phủ/khu vực công vượt qua khủng hoảng cấp quốc gia và khu vực, kinh nghiệm quản trị đất nước tốt trong nền công vụ ASEAN, cũng như việc cải cách nền công vụ trên cơ sở các sáng kiến của các nước ASEAN.
Trao đổi nội dung hợp tác ASEAN về lao động và xã hội đến năm 2025, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, để tăng cường hợp tác ASEAN một cách có hiệu quả, cần nâng cao cam kết chính trị, nhận thức về ASEAN và ý thức thuộc về Cộng đồng; lãnh đạo các cấp cần quan tâm và chỉ đạo quyết liệt hơn nữa; đẩy mạnh tuyên truyền về mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN; nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền; đổi mới các hình thức để dễ tiếp cận; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực.
Bên cạnh đó, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, để tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư và gắn kết hội nhập với những ưu tiên văn hóa - xã hội của Chính phủ và địa phương; quán triệt Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2025 (Đề án 161), thực hiện các cam kết của ASEAN chính là thực hiện các ưu tiên và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; nâng cao năng lực ngoại ngữ nhằm tăng cường khả năng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và ASEAN...
Thông điệp của Biden tại Thượng đỉnh ASEAN và Cấp cao Đông Á 2021 và sự 'trở lại' của nước Mỹ Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Dù chỉ diễn ra dưới hình thức trực tuyến, sự hiện diện và phát biểu của Tổng thống Mỹ tại hai sự kiện cho thấy thay đổi trong cách tiếp cận Đông Nam Á của chính quyền Biden so với chính quyền tiền nhiệm. |
Ra mắt Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Đồng Nai khóa I Ngày 5/11/2021, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp với Ban vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - ASEAN tổ chức Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Đồng Nai lần thứ I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là Đại hội Hội hữu nghị đa phương đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. |
Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong khuôn khổ kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua. |