Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:34 | 29/08/2021 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xác định rõ năm học mới và những năm học tới còn rất nhiều khó khăn

aa
Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Xin trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Ngày 24/8/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xác định rõ năm học mới và những năm học tới còn rất nhiều khó khăn
Ảnh minh hoạ.

Hội nghị hôm nay diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt bởi đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Ở nước ta, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Nhân dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, trong đó có các học sinh, sinh viên.

Chúng ta phải xác định rõ năm học mới và những năm học tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới, phức tạp chưa thể hình dung hết. Cần nhìn nhận khách quan tình hình, không chủ quan, lơ là, thỏa mãn, phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, thống nhất nhận thức, quyết liệt hành động để thực hiện các nhiệm vụ.

Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên háo hức, các phụ huynh mong chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè vất vả, nhưng có lẽ nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được. Dịch bệnh gần như đã làm đảo lộn tất cả các hoạt động của xã hội. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh.

Chính vì vậy, bên cạnh việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển sự nghiệp giáo dục, Hội nghị cần có những giải pháp trước mắt, kịp thời cho năm học mới với sự cố gắng cao nhất, quan tâm sâu sắc nhất đến tất các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong thời khắc khó khăn này.

Đảng ta đã xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Đây là mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài, chúng ta phải kiên trì, kiên định, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được.

Tôi đánh giá cao báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế, đầy bản lĩnh về những kết quả chủ yếu đạt được, những vướng mắc, hạn chế trong triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 và những việc cần làm trong thời gian tới. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu để hoàn chỉnh báo cáo, triển khai nhiệm vụ trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị lắng nghe, phát huy những kết quả đã đạt được, kịp thời phát hiện, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và tập trung khắc phục.

Vì thời gian có hạn tôi, xin không nhắc lại chi tiết mà chỉ khái quát một số điểm cơ bản.

Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục đã linh hoạt, triển khai các biện pháp ứng phó, chủ động ứng dụng công nghệ quản lý, dạy học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tôi đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.

Năm học 2020 - 2021 ghi dấu mốc quan trọng với việc xây dựng cơ chế, chính sách thảo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, qua đó tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT sát hợp với tình hình, đảm bảo nghiêm túc, an toàn và chống dịch, được dư luận đánh giá cao. Cả nước ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực này của toàn ngành.

Giáo dục Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế như cải thiện vị trí xếp hạng các trường đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực đạt được thứ hạng cao, thể hiện được trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam ta. Nhân dịp này, tôi gửi lời chúc mừng và khen ngợi kết quả của các đoàn dự thi Olympic quốc tế năm 2021 (với 37 em dự thi có 35 em đạt huy chương, trong đó có 12 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 10 huy chương đồng và 2 bằng khen); các em học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi THPT vừa qua, cùng hàng vạn tấm gương hiếu học vươn lên, chứng tỏ truyền thống hiếu học của đất nước ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là những tấm gương sáng về trí tuệ, tinh thần vượt khó và hội nhập quốc tế.

Tôi ghi nhận và biểu dương tinh thần tham gia chống dịch tích cực của thầy và trò các trường y dược, đây là lực lượng đang không quản ngại hy sinh gian khổ, luôn ở tuyến đầu trong chống dịch, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, theo tinh thần “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những thành tựu của toàn ngành trong năm học vừa qua. Hôm nay, chúng ta triển khai Hội nghị trực tuyến kết nối đến nhiều điểm cầu, tôi cũng mong muốn các đồng chí truyền tải thông điệp về sự ghi nhận, đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục trên toàn quốc đã vượt qua nghịch cảnh của dịch bệnh để thực hiện tốt sự nghiệp “trồng người”.

Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế để có giải pháp trong thời gian tới. Và trong Hội nghị hôm nay có sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, vì vậy tôi cũng đề nghị các đồng chí nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ những yếu kém, khuyết điểm, bất cập trong những lĩnh vực, ngành mình, địa phương mình phụ trách. Những vấn để vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, trong đó có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ tháo gỡ ngay.

Các đồng chí nêu nhiều vấn đề như:

Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; thiếu đất cho xây dựng trường học, nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ không đồng đều, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học còn thiếu, xuống cấp.

Kiến thức cho học sinh vẫn nặng về lý thuyết mà còn thiếu tính thực tiễn, tính ứng dụng và kỹ năng sống, việc quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập.

Tôi xin bổ sung thêm một số hạn chế khác cũng được xã hội rất quan tâm. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số nơi, một số lúc chưa ngang tầm với vị trí, vai trò “quốc sách hàng đầu” giáo dục. Vẫn còn hiện tượng bệnh thành tích trong giáo dục. Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo đại học đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mong muốn của chúng ta và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đời sống giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn còn phổ biến; học chưa gắn với hành. Chưa đặt đúng tầm công tác giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc…

Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến giáo dục chưa được tiên lượng và đánh giá thầu đáo về mọi mặt. Từng học sinh và phụ huynh ở những nơi giãn cách xã hội đều mong muốn có câu trả lời khi nào các cháu được trở lại trường học bình thường? Nhiều trường lớp đóng cửa, thu nhập của giáo viên, nhất là hệ thống trường tư thục và mầm non bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải có chính sách hỗ trợ thế nào? Tôi còn được biết nhiều thầy cô phải đi bán hàng và làm đủ các việc khác để có thu nhập nhưng vẫn đam mê, mong muốn trở lại với bảng đen, phấn trắng, với các em học sinh. Hay các cháu học trực tuyến trong thời gian dài có ảnh hưởng tâm lý ra sao? Rồi các cháu đang ở độ tuổi phát triển nhưng gia đình gặp khó khăn do bố mẹ mất việc, không có thu nhập, chất lượng bữa ăn bị ảnh hưởng liệu có tác động đến dinh dưỡng và sự phát triển bình thường của các cháu hay không? Hoặc nhiều phụ huynh, nhất là ở vùng dịch, gia đình khó khăn liệu có tiền để đóng học phí hay không? Các gia đình có con nhỏ ở nhà học trực tuyến lâu ngày có ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ hay không? Chúng ta cần suy nghĩ, có trách nhiệm trả lời thấu đáo cho những câu hỏi này. Đây là vấn đề lớn xã hội rất quan tâm và Chính phủ cần dành thời gian phân tích, có hành động cụ thể trong năm học mới, các cơ quan cần nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ.

Vì vậy, giải pháp của chúng ta hôm nay tập trung giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất là các vấn đề của kế hoạch năm học 2021-2022. Thứ hai là giải quyết vấn đề đang tồn tại của ngành gắn với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục.

Thứ nhất, về kế hoạch của năm học 2021-2022, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine. Việc trường học hoạt động trở lại bình thường là mong ước của tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Về việc này, chúng ta đang triển khai theo hướng như sau :

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vaccine để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vaccine phù hợp. Ví dụ vaccine nào được nhiều nước sử dụng tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, trong thời gian tới khi nhập khẩu về thì dành vaccine này tiêm cho trẻ em. Như vậy lứa tuổi từ 12 trở lên có thể trở lại trường học bình thường. Với trẻ em dưới 12 tuổi, chúng ta làm việc sớm với các hãng và thúc đẩy nghiên cứu trong nước để có thể trong thời gian tới có vaccine phòng dịch cho các cháu. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho các cháu. Các cháu được tiêm đủ 2 mũi có thể học bình thường kèm biện pháp chống dịch khác như nhiều nước trên thế giới đang triển khai. Chúng ta làm tất cả nhưng gì có thể làm được để các cháu được tiêm vacicne. Còn đối với giáo viên đã tiêm theo nhóm ưu tiên thì rà soát lại, nếu nơi nào thiếu vacccine cho giáo viên thì bổ sung sớm. Đồng thời với việc tiêm vaccine, cần bảo đảm các điều kiện vật chất và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác khi học sinh trở lại học bình thường, an toàn.

Các địa phương không có dịch (vùng xanh) chủ động phương án cho học sinh quay lại trường học nhưng có biện pháp kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.

Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt là học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập không để ai bị bỏ lại phía sau, các cháu bị thất học. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thầy cô rất chia sẻ khi ngày tựu trường, các cháu không được đến trường mà chỉ được gặp thầy cô và bạn bè qua máy tính. Các cháu học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý và kiến thức, vì vậy khi quay trở lại trường học bình thường, đề nghị các thầy cô giáo quan tâm đến các cháu để đảm bảo “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, bù đắp lại những thiệt thòi trong những ngày chống dịch. Đối với các cháu đang phải học trực tuyến, việc này càng phải được quan tâm. Tôi đánh giá rất cao nhiều trường lớp, thầy cô đã có những chương trình vừa học vừa chơi để các cháu hứng thú học hành, chấp hành giãn cách, giảm căng thẳng.

Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường. Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa. Chúng ta đã triển khai chính sách hỗ trợ chung qua Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp.

Một việc có cảm giác nhỏ nhưng đề nghị các đồng chí quan tâm, đó là trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ dinh dưỡng của các cháu, đặc biệt là độ tuổi đang phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất tốt hơn cho các cháu. Các tỉnh, thành phố nghiên cứu, duy trì, phát triển mô hình bán trú dân nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Nhân dịp này, tôi kêu gọi các thầy cô, phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người " và hôm nay là thông điệp “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.

Thứ hai, đối với những vấn đề cần giải quyết để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tôi đã chỉ đạo trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/5/2021. Hôm nay, tôi không nhắc lại mà bổ sung một số nội dung mới gắn với những vấn đề cụ thể.

Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là tư tưởng nhất quán thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nền giáo dục nước nhà. Điều đó được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng, hoạch định chính sách và dành nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tư tưởng này phải được quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tổng thể, toàn diện tới từng cơ sở, từng cán bộ, từng người dân và cả từng học sinh. Chất lượng giáo dục phải được nâng lên cùng với chất lượng giáo viên, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới… Cơ chế, chính sách phải hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, nhà đầu tư và chia sẻ rủi ro.

Về nguyên tắc chung, năm học 2011 - 2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngành giáo cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý IV năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế...; hướng tới nền giáo dục có chất lượng, uy tín trong khu vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các khâu đột phá chiến lược.

Vấn đề giáo dục và đào tạo là vấn đề khó, vì tác động tới nhiều đối tượng, nhiều người, tới tất cả các gia đình. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đối với các vướng mắc của ngành cụ thể nêu ở trên tôi yêu cầu: Bộ Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây trường học phù hợp, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, với tầm nhìn xa, hiện đại.

Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương phối hợp rà soát cơ chế, chính sách phân bổ giáo viên và triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp. Cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực... Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non, trang bị cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đang bị thiếu, xuống cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp từng địa phương.

Cần giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”… Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử, tìm hiểu truyền thống văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta. Môn lịch sử rất quan trọng, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hiểu biết văn hóa Việt Nam. Việc dạy môn lịch sử hiện nay còn thiên về học thuộc, thiếu hấp dẫn. Tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy, học. Thực tế chất lượng đào tạo ngoại ngữ còn hạn chế, giảm sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Cần nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, khoa học; tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Về việc thiếu giáo viên, thiếu ở đâu, thiếu bao nhiêu, thiếu thế nào phải phân tích rất cụ thể, không thể chỉ nói chung chung, thống kê một cách cơ học. Lãnh đạo các địa phương cần quan tâm việc tổ chức lại các nhà trường, các điểm trường, cơ cấu lại, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ…; xuống tận cơ sở, sâu sát, quyết liệt để giải quyết các bất cập. Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, bài toán đặt ra là phải làm sao sử dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để bất kỳ trẻ em nào trên đất nước ta đến tuổi đi học đều được đến trường, được bảo đảm quyền lợi cao nhất. Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Giáo dục là lĩnh vực liên quan đến mọi gia đình, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, vì vậy các đồng chí cần chú trọng đến hoạt động truyền thông để Nhân dân hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách về giáo dục, góp phần tạo sự đồng thuận, chia sẻ đến mọi tầng lớp trong Nhân dân. Lưu ý cần quan tâm theo dõi, sơ kết, tổng kết, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách và khâu tổ chức thực hiện, không để người dân bức xúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Các đồng chí đang thực hiện trọng trách vô cùng vinh dự của sự nghiệp “trồng người”, dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta có truyền thống, có kinh nghiệm, có lòng yêu nước, có đam mê, chúng ta sẽ vượt qua. Nhân dịp năm học mới, tôi xin chúc và mong các đồng chí với trí tuệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm ra sức xây dựng nền giáo dục ngày càng phát triển, tất cả vì thế hệ trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu ”, một Việt Nam thịnh vượng và hạnh phúc, nhân dân thực sự hạnh phúc và ấm no./.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Theo nghị quyết vừa được Quốc hội phê chuẩn chiều 28/7, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 200/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước và trực tuyến với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TPHCM.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Toàn văn phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Chiều 26/7, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu nhậm chức. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Khánh An
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch NVIDIA ngắm Hồ Gươm, uống bia trên phố Tạ Hiện

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch NVIDIA ngắm Hồ Gươm, uống bia trên phố Tạ Hiện

Tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NVIDIA Jensen Huang thăm đền Ngọc Sơn, ngắm Hồ Gươm và uống bia trên phố Tạ Hiện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, Các tiểu vương quốc Arập (UAE), Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các tin bài khác

Tiễn biệt 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập

Tiễn biệt 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập

Sáng 8/12, tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh), Quân khu 7 đã tổ chức lễ tang 12 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, hy sinh ngày 2/12 khi diễn tập tác chiến phòng thủ, theo nghi thức quân đội.
Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Biểu dương 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Sáng 7/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.
Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa chuyến công tác cũng như tình hình và triển vọng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Đọc nhiều

Đỗ Đức Nhật - ông chủ tiệm cắt tóc của người Việt tại Nhật

Đỗ Đức Nhật - ông chủ tiệm cắt tóc của người Việt tại Nhật

"Tôi muốn người Việt luôn giữ được vẻ đẹp theo phong cách Việt Nam theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho dù ở bất cứ nơi đâu!"
Nâng cao năng lực cho cán bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương

Nâng cao năng lực cho cán bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương

Viện Nghiên cứu quốc tế và Đối ngoại nhân dân thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam vừa tổ chức hai khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bế mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài

Bế mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 13/12, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức bế mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Hợp tác Việt Nam - Malta còn nhiều dư địa để phát triển

Hợp tác Việt Nam - Malta còn nhiều dư địa để phát triển

Ngày 13/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh sự Danh dự Cộng hòa Malta tại Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Malta (1974 - 2024) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Cộng hòa Malta (13/12/1974 - 13/12/2024).
Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Ngày thứ 7 tình nguyện ở Lữ đoàn 175

Sáng 14/12, tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với xã Đoàn Hàng Vịnh tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp”.
Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Nghệ An

Ngày 13/12, tại xã biên giới Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Quỹ hy vọng và các nhà tài trợ tổ chức cắt băng khánh thành 3 phòng học tại điểm trường Mường Piệt, Trường tiểu học Thông Thụ 1.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
infographics tu ngay 14 1612 ngay hoi van hoa cac dan toc viet nam tai quang tri
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
Xin chờ trong giây lát...
10 sự kiện hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Phiên bản di động