Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
17:18 | 29/12/2020 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng

aa
Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua. Ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc.
Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh
Nhân Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh 27/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có Thông điệp gửi cộng đồng quốc tế về sự kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua sáng kiến của Việt Nam với Nghị quyết về việc lấy “Ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh”. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng: Ngân hàng phải giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp Thủ tướng: Ngân hàng phải giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021 sáng nay (26/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành ngân hàng nên hoạt động chưa nhằm mục tiêu lợi nhuận lớn mà cần tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương qua gần 1,5 ngày làm việc liên tục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tất cả 63 địa phương đều gửi bài tham luận với 319 kiến nghị cụ thể, trong ngày hôm qua đã có 20 địa phương phát biểu, có 84 kiến nghị về nhiều vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt đề xuất các chính sách đặc thù và yêu cầu các bộ và Chính phủ hướng dẫn thực thi. Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT cùng với VPCP, các bộ, ngành khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh báo cáo các dự thảo Nghị quyết 01, 02 trình Thủ tướng ký ban hành để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2021, không để chậm trễ.

Đối với những vấn đề cụ thể không đưa vào nghị quyết, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo cho các địa phương, “các đồng chí bộ trưởng, tư lệnh ngành không được im lặng với các đề nghị của các địa phương”. Các đồng chí lãnh đạo các địa phương và các bộ, ngành thường xuyên trao đổi trực tiếp để xử lý vấn đề phát sinh, giải quyết những vấn đề vướng mắc, bức xúc trong sản xuất kinh doanh và đời sống, “không nên cứ phải văn bản qua, giấy tờ lại, gây mất thời gian, mất cả thời cơ xử lý”, “không thể chờ đợi kéo dài, một cái phong cách làm việc mới phải được đưa ra để chấn chỉnh tình trạng quan liêu”.

Đánh giá kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Thủ tướng dẫn lại hai câu thể hiện khái quát nhất, sâu sắc nhất trong phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại hội nghị. Đó là, năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả, thành tích đặc biệt.

Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2020 và là thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Thủ tướng nêu rõ, tại hội nghị này, “chúng ta thống nhất chủ đề năm 2021 là: Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”. Trên tinh thần đó, chúng ta thống nhất định hướng điều hành và quan điểm chỉ đạo: Trước hết là tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng dịch chuyển đầu tư thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và thế giới. Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức.

Phấn đấu tăng trưởng 6,5% hoặc cao hơn

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm. Đó là ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc.

Tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và khát vọng phát triển. Chính sự đoàn kết, tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cả hệ thống chính trị và toàn dân sẽ là động lực chính đưa đất nước vươn lên, thu hẹp khoảng cách phát triển của khu vực và thế giới.

Để phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững thì phải duy trì nền tảng vĩ mô ổn định, bền vững. Không được để lạm phát cao và các cân đối lớn của quốc gia phải được giữ gìn, vun đắp.

Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua.

Cần xác định rõ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng không chỉ tạo nên nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô mà còn bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thời góp phần chống tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển. 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm, “không có việc làm thì người dân thu nhập từ đâu”, Thủ tướng lấy ví dụ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội thống nhất mức tăng trưởng khoảng 6% GDP năm 2021. Thực tế trong thảo luận có ý kiến cho rằng nên đặt thấp hơn khoảng 5,5% nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên cao hơn, khoảng 6,5-7%, nhiều tổ chức quốc tế còn dự báo khoảng 6,8-7%, thậm chí có tổ chức còn dự báo trên 8%. Trước tình hình thực tế về yêu cầu phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong chỉ đạo điều hành đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn, đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ 2022 trở đi. “Chúng ta cũng cần lưu ý rằng yêu cầu tăng trưởng kinh tế về số lượng cần phải gắn chặt với nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế”. Tinh thần đặt ra là bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với mặt bằng của khu vực và thế giới, trong đó phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả.

Các bộ, địa phương chú trọng đổi mới quản trị quốc gia, tiếp tục xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền, bảo đảm vai trò quản lý thống nhất của địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Không để mất niềm tin vào Chính phủ, vào Bộ trưởng, Chủ tịch, Bí thư các tỉnh, thành phố

“Một câu hỏi đặt ra là quản trị thế nào để một địa phương, một ngành có hiệu quả hay chúng ta chỉ họp suốt mà không có sản phẩm”, Thủ tướng nói. Nhiều địa phương còn lúng túng, chưa biết cách làm phù hợp. “Các địa phương phải làm ngay 2 việc, một là mặt bằng cho phát triển sản xuất, thứ hai là nguồn nhân lực để đón dòng đầu tư mới”.

Nhấn mạnh vai trò của đột phá về kết cấu hạ tầng, yếu tố tạo nên kiềng ba chân, Thủ tướng cho biết, sau hội nghị này, sẽ phát lệnh khởi công một số công trình giao thông trọng điểm, liên vùng…

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội và mọi thành quả của công cuộc đổi mới đều là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành cần sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại, chú trọng hơn nữa các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, tăng tỉ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để ngày càng nhiều người dân được thụ hưởng.

Cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững, xác định rõ và tập trung thực hiện đồng bộ, hài hòa các mục tiêu của tam giác phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường. Kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm, không để trường hợp Formosa thứ hai xảy ra. Không để tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu. Tôi hoan nghênh Bộ NN&PTNT có kế hoạch phát động trồng 1 tỷ cây xanh.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, “một hệ thống gần dân, lắng nghe, phục vụ dân từ công an xã đến cán bộ trung cấp, cao cấp của huyện, tỉnh và các bộ, ngành”.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trước ngày 20/1/2021, “tổ chức triển khai phải quyết liệt, đồng bộ mà dân gian nói là sát sạt, chứ không nói chung chung đại khái, quan liêu”.

Về đón Năm mới và Tết Nguyên đán 2021, Thủ tướng đề nghị không được lơ là trong phòng chống COVID-19, quản lý thị trường ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa cho Tết. Đặc biệt không tổ chức đi chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi.

Tất cả các bộ, đặc biệt các địa phương rà soát tất cả các mặt để lo cho người dân đón Tết vui tươi, an toàn, nhất là người yếu thế, vùng khó khăn, vùng thiên tai.

Chúng ta làm kế hoạch 2021 nhưng cũng phải nghĩ dài hơi hơn, đó là quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia, kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025. “Tôi nói ví dụ như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam như thế nào, đường sắt từ TPHCM đi miền Tây Nam Bộ thế nào, đường cao tốc từ Tây Nguyên xuống duyên hải miền Trung sẽ có phương án nào trong tương lai”. Cho nên từng cấp, từng ngành phải gỡ nút thắt để bừng lên sự phát triển bền vững, một tinh thần là không được để người dân và doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế mất niềm tin vào Chính phủ, vào Bộ trưởng, vào Chủ tịch, Bí thư các tỉnh, thành phố.

Bày tỏ tin tưởng sẽ thực hiện thành công kế hoạch năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng kêu gọi, hãy “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, hãy tiếp tục bản lĩnh, ý chí, khí chất của người Việt Nam và áp dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất kinh doanh và đời sống để nâng cao năng suất.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh
Nhân Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh 27/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có Thông điệp gửi cộng đồng quốc tế về sự kiện Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua sáng kiến của Việt Nam với Nghị quyết về việc lấy “Ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh”. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng: Ngân hàng phải giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp Thủ tướng: Ngân hàng phải giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021 sáng nay (26/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành ngân hàng nên hoạt động chưa nhằm mục tiêu lợi nhuận lớn mà cần tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu vaccine COVID-19 trong nước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo điều kiện tối đa cho nghiên cứu vaccine COVID-19 trong nước
Chiều nay, 21/12, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chức năng xác định khả năng sản xuất vaccine của các doanh nghiệp trong nước để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
Báo Chính phủ
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai

Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai

Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Thủ tướng biểu dương tinh thần sẻ chia của Hải Phòng và Quảng Ninh sau bão số 3

Thủ tướng biểu dương tinh thần sẻ chia của Hải Phòng và Quảng Ninh sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tự lực, tự cường của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sự chia sẻ của 02 địa phương với ngân sách trung ương và các địa phương khó khăn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại thành phố Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6.

Các tin bài khác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, Đoàn đại biểu Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn đầu đã gặp gỡ và làm việc với một số tổ chức phụ nữ của Liên bang Nga.
Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Mới đây, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã phối hợp với tổ chức “Bánh mì cho Thế giới” tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sức mạnh của rừng: Từ các giải pháp khí hậu đến lợi ích cộng đồng”.
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, được sự ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đã đồng chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba.
Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).

Đọc nhiều

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về quyền con người

Là một thành viên tích cực trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam không ngừng củng cố cam kết trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua các nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật. Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao công bố đã nhấn mạnh những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực này, đặc biệt là những chính sách, pháp luật mới ban hành nhằm bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và quyền của người lao động, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững.
Lớp học tiếng Việt tại Östergötland: lưu truyền bản sắc Việt Nam trên đất Thụy Điển

Lớp học tiếng Việt tại Östergötland: lưu truyền bản sắc Việt Nam trên đất Thụy Điển

Tại vùng Östergötland, Thụy Điển, cô Sally Luu Nguyen (Nguyễn Thị Lưu) đã dành 8 năm truyền dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ gốc Việt, với khát khao duy trì ngôn ngữ và văn hóa quê hương. Trong không gian ấm cúng của lớp học nhỏ, tình yêu và sự bền bỉ của cô giúp kết nối những đứa trẻ sinh ra ở xứ xa với cội nguồn Việt Nam.
Việt - Nga: kết nối bền chặt từ tình yêu và ký ức

Việt - Nga: kết nối bền chặt từ tình yêu và ký ức

Những ký ức quý báu, trải nghiệm thú vị và các bài học trên giảng đường đã khắc sâu tình yêu của nhiều cựu sinh viên Việt Nam đối với nước Nga. Những câu chuyện đong đầy cảm xúc ấy không chỉ vang vọng trong tâm hồn họ mà còn là minh chứng cho sự gắn kết bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, qua các thế hệ sinh viên đã từng học tập tại Nga.
Doanh nghiệp Việt - Nga: kết nối cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt - Nga: kết nối cơ hội hợp tác

Ngày 2-3/10, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức hoạt động Gặp gỡ, kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đoàn doanh nghiệp tỉnh Amur (Liên bang Nga).
Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Trong 2 ngày 3 và 4/10, tại trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt và Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ, thị xã La Gi (Bình Thuận), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ủy ban Nhân dân thị xã La Gi tổ chức Triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."
Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Chiều 1/10, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn trong học tập, công tác và tham gia giao thông năm 2024. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Vùng dự hội nghị; Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng chủ trì.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động