Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dân tộc ta có sẵn chất đề kháng của tinh thần đoàn kết
Toàn văn phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc |
Thủ tướng: Tập trung khởi động lại nền kinh tế với "5 mũi giáp công" |
Sáng nay (9/5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm trao đổi các vấn đề về nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Dân tộc Việt Nam có sẵn chất đề kháng của tinh thần đoàn kết
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là "hội nghị triệu người nghe", khi được truyền hình trực tiếp để nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thể theo dõi.
"Việt Nam đang theo đuổi chiến lược mục tiêu kép. Một mặt vừa phòng chống dịch, một mặt vẫn đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế tối thiểu đi kèm với các cải cách thể chế và cơ cấu, để ngọn lửa tăng trưởng vẫn phải cháy, và sớm bùng lên trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát tốt", Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Như bao biến cố lớn của lịch sử, loài người rồi sẽ chiến thắng dù có những mất mát". Thủ tướng nhấn mạnh và trích dẫn câu nói của Darwin: Không phải loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà loài thích nghi tốt nhất sẽ tồn tại.
Để có thể làm được những điều nêu trên trong hoàn cảnh khó khăn do tác động từ đại dịch Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam có sẵn chất đề kháng của tinh thần đoàn kết, tiếp theo đó là tính kỷ luật và tuân thủ của người dân.
Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự hôm nay là những doanh nghiệp có khả năng thích nghi tốt nhất. Song Thủ tướng cũng bày tỏ, ông rất buồn khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị giải thể thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu cao sự thích nghi của Việt Nam với khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. |
"Dân tộc ta có sẵn sức đề kháng của tinh thần đoàn kết để vượt qua khó khăn. Nếu mỗi người hi sinh một phần lợi ích nhỏ của mình thì mọi người đều được hưởng lợi. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng" - Thủ tướng nói.
"Hôm qua, tôi làm việc với TP.HCM, thành phố này cho biết chỉ có 3% số doanh nghiệp đã rời thị trường, còn 97% đang chờ cầu để hoạt động trở lại. Thành phố này tăng trường 1,03% trong quý I chứ không phải 0,42% như đã công bố. Hà Nội tăng trưởng trên 3,5%, Hải Phòng 14,9%...", Thủ tướng cho biết.
Cũng theo Thủ tướng, quý I vừa qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,82%. Dù đây là mức thấp nhất của quý I trong hơn 10 năm qua, song đây vẫn là mức tăng trưởng khá cao so với bối cảnh chung của thế giới, thậm chí tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN.
Nhấn mạnh việc nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn để phát triển, Thủ tướng cho rằng giờ là lúc “lò xo bị nén lại” sẵn sàng để bung ra. Ông nhấn mạnh cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đầu tăng trưởng GDP năm nay trên 5%, không thấp như IMF dự báo chỉ 2,7%.
"Với tác động của Covid-19, chúng ta đang ở thời khắc mang tính bước ngoặt mới của lịch sử, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Hiếm có 1 đại dịch y tế có tác động đến hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ như đại dịch Covid-19", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Trên thế giới hiện đã có gần 4 triệu người nhiễm bệnh ở hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, gần 300.000 người đã chết. Gần nửa dân số thế giới bị ảnh hưởng do các lệnh đóng cửa và giãn cách.
Trên phương diện kinh tế, khủng hoảng Covid-19 đang tác động đến mọi mặt của nền kinh tế: Từ cung cho đến cầu, từ thị trường tài chính cho đến nền kinh tế thực, từ sản xuất cho đến tiêu dùng…
5 mũi giáp công để tái khởi động nền kinh tế
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị 5 mũi giáp công để tái khởi động trong lúc này: Thứ nhất, tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân. Thứ hai, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thứ ba, tăng cường xuất khẩu. Thứ tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Thứ năm, khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa.
"Hội nghị được tổ chức hội nghị rất khác so với các lần trước, thể hiện tinh thần yêu nước. Mà yêu nước thì phải hành động. Doanh nghiệp Việt Nam cần đóng góp vào phát triển theo hình chữ V, chứ không phải là U hay W", ông nói.
Thủ tướng đặt kỳ vọng hội nghị kết tinh tinh thần yêu nước người dân và doanh nghiệp, tái cơ cấu, vượt qua yếu kém, vượt lên tăng trưởng, không chỉ tạo dựng môi trường đoàn kết, yêu lao động, đóng góp cho đất nước.
Các doanh nghiệp cũng cần cùng nhau sẻ chia, đóng góp cho bản thân doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, tinh thần này phải được lan tỏa, phải có kết quả cụ thể. Hội nghị sẽ không có nói suông, không nói rồi để đó, phải gỡ khó cho doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp. Cán bộ công chức phải được quản lý để chống lại sự tiêu cực, vô cảm, gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự cuộc họp trực tuyến Hội đồng Bảo an LHQ Ngày 8/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tham dự Phiên họp trực tuyến Cấp cao của ... |
Thủ tướng: Tiếp tục giảm "giãn cách xã hội" thế nào để trở lại hoạt động bình thường Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và ... |
Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo mới Ban Cơ yếu Chính phủ Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định về công tác cán bộ, theo đó bổ nhiệm nhân sự mới giữ chức vụ lãnh ... |