Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
07:46 | 08/03/2016 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải gửi công hàm đề nghị xả đập thủy điện sông Mê Kông

aa
Gửi công hàm đề nghị xả đập thủy điện sông Mê Kông là một trong những giải pháp cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo trong buổi làm việc với các địa phương ĐBSCL về phòng chống hạn, mặn vào sáng 7/3.

thu tuong nguyen tan dung phai gui cong ham de nghi xa dap thuy dien song me kong

Nhanh chóng hỗ trợ người dân tái sản xuất.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng ngay tại buổi làm việc phòng, chống xâm nhập mặn. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng nhà nước và các địa phương nhanh chóng hỗ trợ thiệt hại cho bà con nông dân để chi trả tái sản xuất vụ tiếp theo.

Thiên tai lớn diện rộng như thế này thì số nghèo sẽ tăng lên. Ngân hàng chính sách cũng phải phát huy hết trách nhiệm trong lúc này…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: “Đây là hiện tượng thiên tai nặng nề kéo dài nhất trong lịch sử, đến nay vẫn còn đang diễn ra phức tạp. Qua hội nghị này đề nghị các địa phương chung sức cùng với nhân dân khắc phục vượt qua thiên tai lịch sử này. Coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Chính quyền địa phương tìm mọi cách hạn chế nhiều nhất những khó khăn vất vả của đồng bào. Phải làm hết sức để dân bớt vất vả khó khăn, thiệt hại thấp nhất. Trước mắt, phải đảm bảo nước ngọt hợp vệ sinh cho dân, không để dân thiếu nước!”.

Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh bị thiên tai cần sớm đề xuất, đề nghị số lượng thiệt hại để Chính phủ có hướng hỗ trợ. Tập trung ngăn mặn, giữ ngọt chống sạt lở biển Tây và biển Đông.

Hàng loạt kiến nghị

Ông Phạm Vũ Hồng Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, kiến nghị: Về lâu dài, đối với bờ biển Tây của Kiên Giang có chiều dài gần 200km. Theo ước tính nếu làm hết các cống ngăn mặn khoảng 6.000 tỉ, đề nghị Chính Phủ sớm đầu tư để xây dựng các đê, cống kịp thời ngăn mặn. Ngoài ra, cần đẩy nhanh triển khai dự án cung cấp nước cho khu vực ĐBSCL….

Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành, cần quy hoạch rừng tràm U Minh Hạ, tính toán quy hoạch các đê cống, chống sạt lở. Đề nghị sớm đầu tư hồ chứa nước ngọt vườn quốc gia U Minh Hạ. Đề nghị cho chủ trương xây dựng các công trình ngăn mặn sông Cái Lớn, Cái Bé...

Theo báo Thanh Niên, Thủ tướng Chính phú Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ TN-MT, Bộ Ngoại giao và Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam khẩn trương có công hàm gửi đến các nước thượng nguồn sông Mê Kông để chia sẻ thông tin về nguồn nước, điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ lưu, cụ thể là ĐBSCL.

Về lâu dài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: Bộ TN&MT phải có dự báo, rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể chung của vùng ĐBSCL, phải căn cứ vào diễn biến của biến đổi khí hậu.

Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT, kết hợp với Bộ Tài chính, Bộ KHĐT cùng với địa phương, rà soát quy hoạch lại hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi tổng thể của cả vùng. Xác định các dự án cấp bách để có hướng đầu tư xây dựng. Từng tỉnh phải tính lại, quy hoạch lại việc cấp nước ngọt cung cấp cho dân sao cho hợp lý và ứng phó tốt được với thiên tai.

Bên cạnh đó, các địa phương thống nhất cần có chỉ đạo tổng thể: vào mùa vụ, trồng cây gì, loại lúa gì cho thích hợp. Phải có cơ chế quản lý nước ngầm, cây giống đối với khu vực ĐBSCL. Sóc Trăng đang làm được nhiều loại giống lúa chịu mặn khá cao, nên thời gian tới Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo các nhà khoa học lai tạo các giống lúa, cây chịu mặn để thích nghi…

thu tuong nguyen tan dung phai gui cong ham de nghi xa dap thuy dien song me kong

Chính quyền và người dân “gồng” mình chống hạn, mặn

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta từ cuối năm 2014. Đây là hiện tượng El Nino kéo dài nhất trong lịch sử nước ta.

Đến nay nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 9/13 tỉnh thành phố trong khu vực (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hạn, mặn.

Tại buổi làm việc nhiều tỉnh thành đã báo cáo và thống kê với Thủ tướng về mức hộ ảnh hưởng do hạn mặn gây ra cho bà con. Ông Võ Thành Hạo, Bí thư tỉnh Bến Tre cho biết: “Đến nay Bến Tre đã bị nhiễm mặn gần hết, 164 xã phường thì chỉ còn lại 4 xã của huyện Chợ Lách không có nước mặn".

Vụ đông xuân, Bến Tre xuống giống 14.759ha, đến nay đã bị thiệt hại 13.845ha. Chắc chắn Bến Tre sẽ bị thiệt hại 100% vì lúa Bến Tre đang giai đoạn trổ đòng, với tình hình nước mặn như hiện nay, chắc chắn lúa sẽ không trổ được.

Còn huyện Ba Tri có tổng đàn bò 150.000 con, yêu cầu rơm rất lớn. Trong khi lúa thiệt hại, rơm không có nên Bến Tre phải bán bớt bò vì không có rơm cho bò ăn, mỗi con thiệt hại khoảng 10 triệu đồng...”.

Ngoài ra, nước sinh hoạt của Bến Tre cũng thiếu trầm trọng. Hiện Bến Tre có 350.000 hộ dân thì có 88.000 hộ thiếu nước ngọt. Các nhà máy, bệnh viện, trường học có học sinh cư trú, nhà máy chế biến công nghiệp đang thiếu nước ngọt. Thiệt hại chung, lên đến khoảng 200 tỷ đồng.

Ông Hạo nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo cho người dân Bến Tre phải biết thu giữ nước mưa. Hiện nay một số nơi đang dùng vải nhựa để trải xuống ao giữ nước mưa. Tiến hành xây dựng các điểm trữ nước ngọt, hỗ trợ các vùng ven biển các dụng cụ chứa nước trong nhà như lu, thùng...”.

Đợt xâm nhập mặn này, Cà Mau là tỉnh bị sớm nhất, từ 2015 và đầu 2016 đã bị nhiễm hoàn toàn. Lượng nước các kênh rạch Cà Mau cạn kiệt, các kênh gần như khô đáy, gây khó khăn sản xuất, chữa cháy và sinh hoạt đời sống.

Cà Mau đã công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1. Mực nước khu vực rừng tràm thấp hơn cùng kỳ 3 tấc, trên 42.000ha rừng bị khô hạn, khoảng 4.000ha nguy cơ cháy cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm). Mỗi ngày mực nước trong rừng tràm giật xuống từ 1-2 phân. Nếu cháy xảy ra không có nước để chữa cháy. Thủy sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Còn Kiên Giang, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra nhiều năm qua, nhưng năm nay mức độ đến sớm và nặng nề, nhất là huyện Kiên Lương thiếu nước. Kiên Giang đã bổ sung thêm 20.000m3 nước ngầm cho Rạch Giá. Các vùng hải đảo, trong đó huyện Kiên Hải phải chở nước ngọt sang đảo để cung cấp nước cho người dân trên đảo.

Hiện Kiên Giang đang đắp 96 đập tạm giữ nước ngọt, tiếp tục đắp thêm 5 đập lớn: Rạch Giá - Hà Tiên, Kênh Nhánh, Rạch Giá - Long Xuyên… mới đảm bảo kênh chứa nước thời gian tới.

Khoảng 155.000 hộ gia đình thiếu nước ngọt

Do có sự chủ động về công tác phòng ngừa hạn mặn, nên mức độ thiệt hại của Sóc Trăng so với các tỉnh trong vùng tươn đối nhẹ. Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: “Chúng tôi có 1 thị xã không làm lúa, có 1 huyện làm 1 vụ lúa tôm… Thiệt hại chỉ 12.800ha lúa, trong đó khoảng 4.000ha thiệt hại 70%.

So với 1 số tỉnh, Sóc Trăng thiệt hại không lớn do sự chủ động từ đầu, chỉ đạo các ngành, tổng rà soát, mua các thiết bị đo độ mặn. Khi nào nước bên ngoài độ mặn cao thì chúng tôi ngăn và ngược lại, thời gian đóng mở các cống theo độ mặn ngọt của nguồn nước.

Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, tổng diện tích lúa thiệt hại toàn vùng ĐBSCL từ cuối năm 2015 đến nay gần 139.000ha; trong đó, 86.000ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%). Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343ha, Kiên Giang: 34.093ha, Bạc Liêu: 11.456ha và Bến Tre: 13.844 ha.

Thời gian tới, nhiều diện tích lúa đông Xuân sẽ tiếp tục được thu hoạch (hiện tại đã thu hoạch được hơn 40% diện tích); do vậy, diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán sẽ không nhiều, dự kiến khoảng 46.000ha.

Đối với vụ hè thu 2016, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6.2016, toàn vùng sẽ có khoảng 500.000ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.

Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) bị thiếu nước nghiêm trọng, gồm: 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và 11.000 hộ được cấp nước tập trung. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện nay chỉ còn 4 xã (huyện Chợ Lách) nguồn nước sinh hoạt chưa bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn!

Do hạn hán, nguồn nước cạn kiệt, nhiều khu vực đang nằm trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là 2 cánh rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ. Do nắng nóng kéo dài, bốc hơi lớn, thiếu nước ngọt bổ sung nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm và phát sinh dịch bệnh...
Căng mình chống hạn mặn

Bộ NN&PTNT dự báo, mùa khô 2015 - 2016, xâm nhập mặn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6.2016, muộn hơn cùng kỳ. Cụ thể từ tháng 3 trở đi, các vùng cách biển 30 đến 45km, nguồn nước nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.

Các vùng cách biển từ 45 đến 65km có khả năng bị mặn cao (>4gl) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6.2016.

Các vùng cần đặc biệt chú ý như Gò Công, Trà Vinh, các khu vực trong phạm vi cách biển 30-45km có khả năng có nước ngọt từ đầu tháng 3 đến, sau thời gian này độ mặn sẽ lên cao, không lấy được nước. Vùng Long Phú - Tiếp Nhật (Sóc Trăng), có nước ngọt từ đầu tháng 3 đến ngày 7.3, cần tranh thủ lấy nước.

Riêng vùng ranh Sóc Trăng - Bạc Liêu (bán đảo Cà Mau) mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào chế độ vận hành các cống ngọt hóa ven quốc lộ 1 từ Bạc Liêu đến Cà Mau. Cần lưu ý vận hành hệ thống Quản lộ Phụng Hiệp để giải quyết tình trạng này.

Theo Một Thế Giới

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khoảng thời gian hoạt động tại Hong Kong (Trung Quốc) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước không dài, nhưng lại gắn liền với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và một trong những điều gây ấn tượng nhất đối với giới nghiên cứu sở tại là Người đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm để tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước.
Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia bước vào giai đoạn phát triển mới sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 11/2024.
Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Ngày 12/1, trước thềm chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko đã có đánh giá về chuyến thăm và quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga.
Luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9 đến 10/1/2025.

Đọc nhiều

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.
Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu lần thứ 35 diễn ra tại Berlin, CHLB Đức từ ngày 3–5/7/2025, đoàn đại biểu Việt Nam gồm 35 thành viên của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và 30 nữ doanh nhân thuộc Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WeLead (Việt Nam) đã có chương trình làm việc kết nối kinh doanh với các đoàn đại biểu đến từ Philippines và Kazakhstan.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Chiến lược quốc gia 2025-2027 - Đổi mới vì tương lai trẻ em Việt Nam

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Chiến lược quốc gia 2025-2027 - Đổi mới vì tương lai trẻ em Việt Nam

Trong suốt 35 năm hoạt động tại Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children International - SCI) đã đồng hành cùng hàng triệu trẻ em, đặc biệt là những nhóm trẻ em dễ bị tổn thương, nhằm đảm bảo các em được sống, được bảo vệ, được học tập, trưởng thành khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động