Thử “giải mã” vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Thời gian gần đây Triều Tiên đã liên tục tiến hành các vụ phóng tên lửa, nhưng chưa có vụ nào lại gây chấn động như vụ phóng tên vào sáng ngày 18/11/2022. Theo dữ liệu radar ghi nhận, tên lửa mà Triều Tiên phóng lên đã bay được 1.000 km, đạt độ cao tới 6.000 km và rơi xuống khu vực cách đảo Oshima-Oshima của tỉnh Hokkaido của Nhật Bản khoảng 200 km về phía Tây.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa trong vụ phóng mới nhất của Triều Tiên là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tên lửa này có thể bay xa tới 15.000 km, tức có khả năng đặt các vùng lãnh thổ nước Mỹ ở phía bờ Tây vào trong tầm bắn.
Thế nên, không khó hiểu khi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã đặt toàn bộ các lực lượng Mỹ ở Đông Bắc Á cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản vào trạng thái báo động cao độ. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lập tức chỉ thị cho Hội đồng An ninh quốc gia nước này thực thi các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa sau vụ phóng tên lửa ICBM mới nhất của Triều Tiên.
Triều Tiên phóng ICBM thế hệ mới Hwasong-17 vào sáng 18/10 (Ảnh: KCNA) |
Vụ phóng tên lửa cũng ảnh hưởng tới Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 đang diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan khi các nhà lãnh đạo Mỹ và đồng minh rời cuộc họp để họp riêng về vấn đề này. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp bên lề APEC Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng các nước Nhật Bản, Austalia, New Zealand và Canada để tìm kiếm lập trường chung ứng phó.
Vụ phóng tên lửa được cho là ICBM của Triều Tiên, theo giới phân tích, nhằm nhiều mục đích cùng một lúc. Trước hết và trực tiếp là nhằm hoàn thiện sự tin cậy của thứ vũ khí răn đe được cho mạnh nhất trong kho vũ khí hiện nay của Triều Tiên.
Thông qua vụ phóng tên lửa, Triều Tiên được cho cũng nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của nước này. Bình Nhưỡng muốn truyền đi thông điệp rằng nước này hiện sở hữu những thứ vũ khí mang tính răn đe cao, có thể với tới toàn bộ lãnh thổ các quốc gia hiện đối đầu với họ như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nguyên nhân sâu xa, theo các nhà phân tích, Triều Tiên thông qua các vụ phóng thử tên lửa liên tiếp như nhằm tim cách gây áp lực để buộc Mỹ cùng hai đồng minh của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán tới một “hồ sơ chương trình nghị sĩ” mà Bình Nhưỡng mong muốn. Đó là ngừng các cuộc tập trận, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và viện trợ kinh tế cho Triều Tiên.
Đáng chú ý là vụ thử tên lửa mới nhất được xem là là giọt nước trực chờ tràn ly bởi hàng loạt vụ thử tên lửa đủ loại của Triều Tiên trong thời gian ngắn vừa qua. Chỉ trước đó 1 ngày, ngày 17/11, Triều Tiên cũng đã tiến hành phóng tên lửa và từng phóng thử liên tiếp tới hơn 80 quả tên lửa các loại trong các ngày từ 2 đến 5/11, trong đó riêng ngày 3/11 đã phóng tới 23 quả, tần suất phóng tên lửa được ghi nhận tần suất cao chưa từng thấy.
Kho vũ khí của Triều Tiên được cho có sức mạnh răn đe không nhỏ khi quốc gia Đông Bắc Á này hiện sở hữu khoảng 20-60 đầu đầu đạn hạt nhân và có thể sản xuất thêm 6 đầu đạn khả năng gắn vào tên lửa mỗi năm, theo nhận định của giới chức quân sự Mỹ.
Chưa biết Mỹ và các đồng minh sẽ phản ứng thế nào trước những thông điệp mà Triều Tiên muốn phát đi từ các vụ phóng tên lửa, song điều này đang khiến cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trở lên nóng bỏng.
Đối đầu và thù địch giữa các bên trên Bán đảo Triều Tiên là một trong những cuộc đối đầu xung khắc và nguy hiểm nhất trên thế giới khi mà các bên luôn ở trong tình trạng chiến tranh căng thẳng với không ít lần bị đẩy đến bờ vực đầy nguy hiểm suốt hơn 70 năm qua. Sự nghi kỵ và thù địch hơn 7 thập kỷ khiến cho mọi nỗ lực hòa giải, đối thoại vừa nhen lên đã chìm trong băng giá căng thẳng.
Đối thoại và hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên có cơ hội “phá băng” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp song phương lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 6/2018 tại Singapore cùng cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo này. Tuy nhiên, việc thực thi thỏa thuận hầu như “giậm chân tại chỗ” từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần đầu tiên tại Singapore cũng như lần thứ hai vào tháng 2/2019 tại Hà Nội cho thấy mối thù địch và sự nghi kỵ dai dẳng suốt hơn 70 năm không dễ gì hóa giải trong một sớm một chiều.
“Nút thắt” hạt nhân cũng là “điểm nghẽn” quyết định cho tiến trình phi hạt nhân hóa, đối thoại, hòa giải và hòa bình, an ninh trên Bán đảo Triều Tiên. Có nhiều nguyên nhân khiến các bên liên quan chưa thể tháo được “nút thắt” hạt nhân, trong đó quan trọng hàng đầu là sự hoài nghi lẫn nhau, phía Mỹ muốn Triều Tiên phi hạt nhân hóa trước rồi mới dỡ bỏ trừng phạt, ký hiệp ước hòa bình và viện trợ quân sự, trong khi phía Triều Tiên lại muốn một tiến trình ngược lại.
Hoàn toàn không dễ để các bên có thể tin tưởng nhau sau những năm dài đối đầu và nghi kỵ nhau như vậy, song đối thoại để tìm kiếm biện pháp hòa bình là con đường mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác không chỉ ở Đông Bắc Á mà cả thế giới.
Riverina Water (Australia) lựa chọn Giải pháp đám mây của Infor để chuyển đổi số trong dịch vụ tiện ích SYDNEY, AUSTRALIA – Media OutReach —Infor, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong việc cung cấp các phần mềm điện toán đám mây chuyên sâu vừa thông báo: Riverina Water đã lựa chon Infor CloudSuite Public Sector (tạm dịch giải pháp đám mây của Infor dành cho lĩnh vực công) để thực hiện dự án chuyển đổi kỹ thuật số mang tính bước ngoặt của tổ chức sau một quy trình đấu thầu cạnh tranh. |
Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân thu hoạch lúa vụ hè thu Ngày 11/5, đoàn viên, thanh niên Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế đã xuống đồng giúp nhân dân thu hoạch lúa vụ hè thu. Đây là hoạt động trong Chương trình 'Ngày về thôn bản' của đơn vị. |