Thông điệp toàn cầu của Trung Quốc về sự sụp đổ Evergrande
Tập đoàn China Evergrande vừa chính thức bị tuyên bố vỡ nợ lần đầu tiên - Ảnh: Reuters |
Theo tuyên bố của các cơ quan gồm Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang tìm cách nhắm mục tiêu đến các nhà đầu tư toàn cầu với một thông điệp rõ ràng là sẽ không có gói cứu trợ cho Evergrande nhưng rủi ro sẽ trong tầm kiểm soát.
Trong bài phát biểu ngày 9/12, ông Yi Gang, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhấn mạnh: “Rủi ro do một số công ty bất động sản gây ra trong ngắn hạn sẽ không làm suy yếu thị trường trong trung và dài hạn”.
Đó là một cách tiếp cận được phối hợp một cách bất thường để duy trì sự kiểm soát đối với câu chuyện toàn cầu về một công ty quá lớn đang thất bại.
Những dấu hiệu đầu tiên của việc nới lỏng chính sách trong tương lai bắt đầu bằng nhận xét của Thủ tướng Lý Khắc Cường về việc có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng trùng hợp với đợt thông báo đầu tiên của Evergrande về việc tái cấu trúc đã giúp thúc đẩy sự phục hồi của một số trái phiếu rác bằng đồng đô la của Trung Quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã chịu ảnh hưởng lớn nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Evergrande nổi lên. Dữ liệu theo dõi tín dụng Trung Quốc của Bloomberg cho thấy, mức độ căng thẳng trên các thị trường nợ nước ngoài của Trung Quốc vẫn ở mức cực kỳ cao.
Thời kỳ tồi tệ nhất trong một thập kỷ giữa các trái phiếu đô la Mỹ của Trung Quốc đã đưa lợi suất lên mức cao mới trước khi giảm xuống khoảng 20%. Trong khi đó, một số quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu đang lỗ kỷ lục. Ngược lại, thị trường tài chính nội địa lớn hơn của Trung Quốc vẫn linh hoạt và ổn định hơn nhiều.
Evergrande tuyên bố vỡ nợ, quyền lợi cổ đông sẽ “bay màu”? Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating mới đây đã chính thức hạ bậc xếp hạng nhà phát hành trái phiếu ngoại tệ dài hạn của Tập đoàn China Evergrande xuống mức "vỡ nợ hạn chế". |
DMSA: Evergrande bị vỡ nợ sẽ khiến HSBC và nhiều ngân hàng quốc tế đứng trước nguy cơ bị mất 197 tỷ USD Lần thứ hai trong tuần qua, Tập đoàn Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc rõ ràng đã vỡ nợ về mặt kỹ thuật đối với các khoản thanh toán lãi suất cho các nhà đầu tư quốc tế. Điều này càng cho thấy rõ nguy cơ bị phá sản của chủ đầu tư bất động sản lớn này. Evergrande đã tích lũy một núi nợ, với tổng trị giá 305 tỷ USD. |
"Bom nợ" Evergrande vỡ sẽ mang đến nhiều hệ lụy Cuộc khủng hoảng nợ tại Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã làm rung chuyển kinh tế toàn cầu. Các chiến lược gia cho rằng vụ việc có thể không dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo, nhưng nó có thể gây ra nhiều biến động. |