Thổi hồn đời sống Tây Nguyên vào gốc cà phê
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn Trước thềm chuyến thăm chính thức của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đến Tây Ban Nha, phóng viên TTXVN tại châu Âu đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Tây Ban Nha, ông Hoàng Xuân Hải về ý nghĩa của chuyến thăm. |
Lưu học sinh Lào nói tiếng Việt lưu loát hơn sau thời gian sống cùng bố mẹ Việt Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt văn hóa cộng đồng với bố mẹ, anh chị em người Việt trong 15-20 ngày giúp lưu học sinh Lào có được môi trường thực hành giao tiếp tiếng Việt, tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa của người Việt Nam, nâng cao kết quả học tập của bản thân. Tiến sĩ Lê Phú Thắng – Hiệu trưởng trường Hữu nghị T78 cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Thời Đại về kết quả triển khai chương trình “Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân” (tên gọi khác là chương trình homestay). |
Mới đây, trong khuôn khổ lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, gốc cà phê đã được dùng làm chất liệu để nghệ nhân chế tác, tạo nên những tác phẩm ấn tượng mang hình tượng đời sống Tây Nguyên, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.
Nghệ nhân trẻ Y Ser BKrông bên những tượng dân gian tạc từ gốc cà phê. |
Nhiều người dân và du khách thích thú với các tượng gỗ từ cây cà phê. |
Những gốc cà phê vô tri, qua đôi tay khéo léo của nghệ nhân, được mang những hình hài mới, đầy sinh động và rất có hồn. |
Không gian lễ hội được nghệ nhân tái hiện từ gốc cà phê. |
Chỉ với bộ dụng cụ gồm một chiếc đục nhỏ sắc bén, một đoạn gỗ cứng dài độ một sải tay để gõ đục, sau một hồi ngắm nghía hình dáng gốc cây cà phê, nghệ nhân trẻ Y Ser BKrông, (thường gọi ama Lian) ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột đã định hình ý tưởng tác phẩm. Chẳng cần bản vẽ phác thảo cầu kì, anh dựa vào kinh nghiệm lâu năm của mình nhanh chóng đục từng nét tạo hình lên thân cây. Bức tượng dần thành hình sau những nét đục của nghệ nhân.
Vừa thao tác, anh Y Ser BKrông vừa giới thiệu: "Đây là hình người đàn bà ra bến nước để lấy nước. Đây là kiểu tượng gỗ của người Tây Nguyên, mình muốn mô tả lại đời sống thực của buôn làng ngày xưa. Mình quan sát thế gốc như thế nào rồi mới nghĩ đến ý tưởng mình làm tác phẩm gì, từ thế gốc cây mình có thể liên tưởng đến tư thế của người đàn ông cầm xà gạc hoặc người phụ nữ đang tắm hay người đàn bà mang gùi đi rẫy, tùy theo thế gốc cây".
Tại Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ 8 vừa qua, có 53 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh và các tỉnh khu vực Tây Nguyên tham gia. Với chủ đề “Văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên, con người Tây Nguyên” nhiều nghệ nhân đã vận dụng nghệ thuật tạc tượng gỗ truyền thống để tạo ra tác phẩm. Những hình tượng quen thuộc như: sinh hoạt lễ hội, uống rượu cần, đánh chiêng, hoạt động giã gạo, địu con, thăm rẫy được nghệ nhân thể hiện.
Nghệ nhân Y Dhok Adrơng, ở xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, đặc thù tượng gỗ Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng thường sử dụng những loại gỗ rắn chắc, có độ bền như Muồng, Cà Chit,… để tạo hình. Đối với gốc cà phê thì phải lựa chọn những gốc già, để cho thật khô mới tạo hình được.
"Cây này giờ tôi tạc hình tượng mẹ địu con. Bởi ngày xưa khi còn nhỏ mỗi lần lên rẫy thì mẹ hay cõng và địu mình trên lưng. Đối với tạc tượng thì cây gỗ to sẽ dễ làm và tạo hình hơn. Còn đối với gỗ cà phê thì khó hơn, mình phải làm sao để giữ được vân này, đục cũng khó, phải sử dụng kết hợp các loại máy thì mới làm được"- Nghệ nhân Y Dhok Adrơng cho biết.
Chỉ trong 3 ngày, các nghệ nhân đã hoàn thành 48 tác phẩm mỹ nghệ với nhiều chi tiết khắc họa đậm chất đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên. Các tác phẩm hoàn thiện được ban tổ chức sử dụng trưng bày trong khuôn viên khu du lịch sinh thái Ko Tam để giới thiệu đến người dân và du khách.
Được trực tiếp quan sát, theo dõi quá trình nghệ nhân tạo hình sản phẩm mỹ nghệ từ gốc cà phê trong những ngày diễn ra lễ hội, anh Nghiêm Bá Nam, du khách đến từ thành phố Hà Nội chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh tận mắt nhìn thấy nghệ nhân tạo hình mỹ nghệ từ gỗ cây cà phê. Anh cảm thấy bất ngờ bởi từ những khúc gỗ tưởng chừng như bỏ đi, thông qua đôi bàn tay của nghệ nhân với những dụng cụ đơn giản lại có thể tạo ra những tác phẩm có giá trị.
"Từ các sản phẩm cây cà phê bỏ đi thì các nghệ nhân đang thiết kế những sản phẩm bằng sự khéo léo của nghệ nhân để trình bày lên tác phẩm của họ, rất là đẹp. Các nghệ nhân sẽ ra được những sản phẩm đáng xem và có giá trị về nghệ thuật, cảm giác như là mình sẽ tận dụng hết sản phẩm từ cây cà phê".
Với các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, tạc tượng gỗ là một loại hình nghệ thuật độc đáo có từ lâu. Từ những khúc gỗ vô tri, qua đôi tay khéo léo của nghệ nhân, được mang những hình hài mới, đầy sinh động và rất có hồn. Không chỉ tạc trên những cây gỗ lớn lâu năm, giờ đây, những hình tượng ấy được tạc trên những gốc cà phê già cỗi, đem đến những giá trị mới, độc đáo và riêng biệt cho cây cà phê.