Thiếu nữ mặc váy tranh chấp bóng quyết liệt trên sân không cỏ
Dân bức xúc, du khách ngạc nhiên khi vé tàu ra đảo Cô Tô tăng cao |
Ninh Bình: "Ném" 4 tỷ xuống ao, bắt trai nhả ngọc, 9X thu tiền tỷ |
Choáng ngợp trước vẻ đẹp “hút hồn” của Cô Tô |
Các chị em dân tộc Sán Chỉ tại các thôn của xã Húc Động mặc váy áo, đầu quấn khăn mấn truyền thống của dân tộc lăn xả trên sân với những đường bóng mạnh mẽ như cầu thủ chuyên nghiệp.
Đây là hình ảnh tại lễ hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ (thuộc dân tộc Sán Chay) tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh diễn ra trong những ngày giữa tháng 4.
Giải bóng đá này có 9 đội tại các thôn của xã Húc Động, chia làm 2 bảng, mỗi đội gồm 7 cầu thủ thi đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra đội nhất nhì vào chung kết.
Các nữ cầu thủ đều mặc váy đeo giầy, tất và đầu quấn khăn mấn theo đúng trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Phần lớn các cầu thủ đã lập gia đình và đều có kỹ năng chưa thuần thục, nhưng với niềm đam mê và tình yêu dành cho môn thể thao vua, họ vẫn cống hiến được cho khán giả những màn đi bóng khéo léo, tranh chấp ngoạn mục.
Hàng trăm khán giả đổ về đón xem, không ai muốn về. Họ nán lại từ đầu đến cuối và liên tục được sung sướng nở những nụ cười thích thú với các pha đi bóng nhoay nhoáy của các nữ cầu thủ.
Trên sân không có cỏ, cỏ chỉ mọc ở bên lề sân nhưng các chị em vẫn tả xung hữu đột không e dè những cú ngã có thể gây xước xát chân tay.
Họ thậm chí có nhiều pha bật rất cao, bóng bay về phía khán giả. Hầu hết cầu thủ thi đấu là các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ ở thôn bản.
Những năm trước, giải được tổ chức ở các thôn, bản thuộc xã Húc Chỉ. Năm nay lần đầu tiên giải còn tổ chức giao hữu cả với đội của huyện, thành phố khác.
Kết thúc giải đấu, đội bóng của thôn Lục Ngù đã giành cúp vô địch, đội thôn Nà Ếch giành giải nhì, hai đội Pò Đán và Thán Thìn nhận được đồng giải ba.
Hội Soóng Cọ còn gọi là Hội vào mùa tháng 3 của đồng bào dân tộc Sán Chỉ, vùng rẻo cao biên giới Đông bắc Việt Nam. Hội Soóng Cọ được tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 3 nguyệt lịch “…mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”. |
Mắm và khô: đặc sản nức tiếng nơi vùng đất biên thùy An Giang |
Cờ bạc "đại náo" vùng biên: Ném tiền vào ổ bạc |
Những nghề chỉ ở vùng giáp biên mới có |