Thị trường chứng khoán khó đột phá do tâm lý nghỉ lễ đã xuất hiện
23 năm thành lập thị trường chứng khoán, nhìn lại từ phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Sự kiện này cũng là cơ hội để gợi nhớ lại thăng trầm của VN-Index qua các giai đoạn. |
VN-Index có thể tiếp tục tích luỹ, xây nền tại vùng 1.080-1.200 điểm Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK VNDIRECT, thị trường vừa có tuần hồi phục sau khi đón nhận một số thông tin vĩ mô hỗ trợ, chỉ số có thể tiếp tục tích luỹ và xây nền tại vùng 1.080-1.200 điểm trước khi hướng tới các ngưỡng kháng cự cao hơn. |
Uỷ ban Chứng khoán thúc đẩy giải pháp sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam Giải pháp liên quan đến nội dung ký quỹ trước giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng để thuyết phục các tổ chức xếp hạng trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi. |
Từ trái qua: ông Bùi Văn Huy, ông Trần Trương Mạnh Hiếu. |
Nhận định về diễn biến thị trường trong những phiên cuối cùng của năm 2023 và đầu năm 2024, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết, sau câu chuyện hạ lãi suất 4 lần liên tiếp, thị trường không có câu chuyện đủ lớn để kích hoạt dòng tiền. Trong khi đó đà phục hồi kinh tế tích cực nhưng vẫn chậm rãi khiến dòng tiền có xu hướng thận trọng. Lãi suất thấp nhưng tiền vẫn ở tiền gửi trong ngân hàng cho thấy tâm lý thận trọng và môi trường kinh doanh không tốt. Nếu kinh tế phục hồi tích cực, niềm tin và dòng tiền có xu hướng cái thiện, nhưng sẽ theo cách từ từ chứ không đột biến.
“Tôi cho rằng dòng tiền duy trì thấp cũng được nhưng đều đặn. Các phiên tiền vào đột biến và giao dịch tỷ đô thường là những phiên “bùng nổ xịt” trong suốt thời gian qua. Tiền vào đột biến chỉ là cách cá nhân FOMO vào cả thị trường một lúc và sau đó là các phiên hụt thanh khoản. Thị trường thanh khoản thấp cũng không sao, vẫn có sự phân hóa còn tốt hơn vội vã tiền vào đột biến rồi không duy trì được.
Thị trường chứng khoán thích sự kiện, câu chuyện hơn là một quá trình. Ví dụ quá trình phục hồi kinh tế nếu có tích cực cũng sẽ kéo tiền từ từ trở lại chứ không ồ ạt được. Quá trình nâng hạng đã là câu chuyện nhiều năm và hiện tại cũng phải cần được "chốt hạ" mới kích hoạt dòng tiền”, ông Huy nói.
Cũng theo ông Huy, xét về biểu hiện, thị trường hiện tại kém sôi động với thanh khoản thấp, khối ngoại bán ròng dứt khoát và tâm lý dè dặt của nhà đầu tư cá nhân.
Sẽ khó có hiệu ứng tích cực từ thị trường thế giới khi Mỹ đã quá mua và có những dấu hiệu phân phối. Trong khi Trung Quốc và các thị trường Đông Nam Á khá yếu. Trong nước thì kinh tế vẫn phục hồi nhưng chậm. Khối ngoại vẫn bán ròng vì thực sự Việt Nam không hấp dẫn trong ngắn hạn nếu so lên bàn cân với nhiều thị trường.
Ông Huy cho rằng, tuần giao dịch này sẽ xuất hiện nhiều thông tin vĩ mô quý IV/2023 và tháng 01/2024 sẽ là mùa KQKD. “Dự báo cá nhân tôi, số liệu vĩ mô sẽ kém hơn kỳ vọng còn số liệu KQKD thì phân hóa, khó có đột biến. Nhiều khả năng sẽ tương đồng như mùa số liệu vĩ mô quý III/2023 nên sẽ cần khoảng 1 tháng để thị trường hấp thụ hết thông tin này (tháng 10/2023 đáy ngắn hạn). Điểm nhấn trong mùa BCTC quý IV/2023 sẽ là nợ xấu nhóm ngân hàng và lợi nhuận nhóm cổ phiếu Bất động sản (nhóm này hiện đã tăng nhiều, chủ yếu do kỳ vọng)”, ông Huy cho hay.
Từ bối cảnh ở trên, vị chuyên gia này nhận định, vẫn chưa có nhiều động lực cho thị trường bứt phá trong tuần giao dịch mới. Biên dao động hiện tại là vùng 1.080-1.120 điểm.
Trong khi đó, dịp nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới cận kề, khả năng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Các dữ liệu kinh tế quan trọng và kết quả quý IV sẽ định hướng kỳ vọng thị trường, tương tự như cách thị trường đã diễn biến cuối quý III. Nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, thị trường sẽ tự tin hơn và bứt phá khỏi 1.120 điểm.
Nếu trong khoảng kỳ vọng, biên biến động 1.080-1.120 điểm sẽ được duy trì. Còn nếu kém hơn kỳ vọng, khả năng thủng 1.080 sẽ xảy ra. “Như đã nói ở trên, với những tín hiệu từ nền kinh tế thực, tôi không bi quan, nhưng không đặt xác suất cao cho việc các dữ liệu sắp tới sẽ tốt hơn kỳ vọng”, ông Huy nhấn mạnh.
Dự báo về diễn biến thị trường năm 2024, ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, thị trường sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng trong suốt năm 2024 nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, xu hướng này đã bắt đầu từ quý I/2023.
Thứ hai là dòng vốn FDI, hiện dòng vốn này đang có xu hướng tăng cường đầu tư vào Việt Nam, với các hiệp định FTA và sự hợp tác toàn diện hiện tại, Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong thu hút dòng vốn này.
Cuối cùng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong năm 2024, có thể là từ quý II/2024. Một số nhóm cổ phiếu có thể dẫn dắt xu hướng thị trường có thể kể đến như Bất động sản khu công nghiệp, Cảng biển với câu chuyện về dòng vốn FDI và khả năng phục hồi kinh tế khi kỳ vọng Fed giảm lãi suất trong năm 2024. Nhu cầu tiêu dùng của các thị trường như Mỹ và Châu Âu có thể phục hồi. Khi đó, đơn hàng ở các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gia tăng, đồng thời nhu cầu với logistics và cảng biển sẽ tăng trở lại.
Ngoài ra, ngành chứng khoán với câu chuyện KRX sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Trước những tin đồn, tiềm năng cổ phiếu GEX ra sao? Một số thông tin chưa kiểm chứng trên mạng xã hội đã dẫn tới khối lượng lớn giao dịch cổ phiếu GEX với mức giá giảm vào phiên sáng 22/6. |
23 năm thành lập thị trường chứng khoán, nhìn lại từ phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Sự kiện này cũng là cơ hội để gợi nhớ lại thăng trầm của VN-Index qua các giai đoạn. |
Uỷ ban Chứng khoán thúc đẩy giải pháp sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam Giải pháp liên quan đến nội dung ký quỹ trước giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng để thuyết phục các tổ chức xếp hạng trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi. |