Thép và Ngân hàng cố giữ tiền ở lại với thị trường
Điều chỉnh tuần thứ 2 liên tiếp, PE thị trường Việt Nam còn 13,71 lần VN-Index có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp dù biên độ giảm là không đáng kể. Một số điểm sáng về nhóm ngành như Chứng khoán, Dược, Mía đường chưa đủ giúp thị trường chung đảo chiều. |
Tâm điểm chứng khoán: Cơ hội vẫn hiện hữu Dù đã điều chỉnh tuần thứ 2 liên tiếp nhưng các chuyên gia đều không bi quan với trạng thái thị trường. Cơ hội giao dịch ở một số doanh nghiệp hoặc nhóm ngành có câu chuyện vẫn xuất hiện dành cho nhà đầu tư ngắn hạn. |
Định vị thị trường
Cho đến trước phiên hôm nay, VN-Index và SET của Thái Lan là những chỉ số có thành tích kém nhất khu vực. Mức giảm của SET hơn 2% trong khi VN-Index từ đầu tháng 4 đã giảm 2,34%.
Số liệu xuất khẩu tháng 3 của Thái Lan cho thấy những tín hiệu tích cực khi không giảm sâu như lo ngại của giới chuyên gia. Điều này đã giúp cho SET có ngay một phiên hồi phục nhẹ với mức tăng 0,36%.
VN-Index thậm chí còn có biên độ tăng tốt hơn nhờ những nỗ lực về cuối phiên chiều. Một số chỉ số khu vực như Hang Seng, TWSE, IDX cũng có phiên tăng điểm trở lại.
Chất xúc tác
Vấn đề của thị trường là trạng thái thanh khoản thấp giai đoạn trước nghỉ lễ rất khó khắc phục. Phiên hôm nay, giá trị giao dịch của HOSE đạt tới hơn 11.440 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là con số có sự tham gia mạnh của hoạt động thỏa thuận từ khối ngoại. Giao dịch tập trung vào các cổ phiếu Bluechips như HPG, VNM, VHM, VIC, VCB, MSN… Dù vậy, chênh lệch giữa 2 chiều là không đáng kể sau khi phiên giao dịch khép lại chỉ là +46,7 tỷ đồng.
Thực tế, tiền nội đã rút về sau chuỗi phiên vừa qua để chuẩn bị trước cho kỳ nghỉ kéo dài. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm sau khi nhảy vọt lên hơn 6% đã ngay lập tức có diễn biến quay đầu giảm 1,51% xuống 4,52% vào sáng nay. Điều này cho thấy, bước nhảy mạnh trên hệ thống chỉ mang tính thời điểm, chịu chi phối của thói quen rút tiền mặt trước lễ.
Vận động nhóm ngành
Với giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ hơn 7.500 tỷ đồng, thị trường vẫn có được những diễn biến hồi phục đầy bất ngờ. Nhóm Thép đồng loạt bật tăng với HPG (+4,51%), NKG (+4,96%), HSG (+5,02%) cùng đi lên trong phiên chiều.
Nhóm Ngân hàng thay vì tiếp tục "thờ ơ" đã có sự khởi sắc trở lại của TCB (+3,4%), PGB (+4%), HDB (+3%), VIB (+2,2%), LPB (+6,9%). Trạng thái tăng giá của Ngân hàng gần như chỉ tập trung trong phiên chiều.
Các diễn biến này phần nào xoa dịu hiệu ứng chốt lời của nhóm Chứng khoán đã xuất hiện chiều qua. SSI (+1,18%), VND (+0,34%), HCM (+1,22%), VCI (+3,67%), BSI (+3,6%), AGR (+4,42%), CTS (+2,5%) đã quay đầu hồi phục.
HOSE đã thay đổi diện mạo khá nhanh trong phiên chiều với sự quay lại của sắc xanh. Tỷ lệ mã tăng trên sàn đạt 54%. Ngoài các nhóm ngành kể trên, BMP (+6,92%), AAA (+6,95%), DPG (+6,91%) cũng để lại dấu ấn với việc tăng trần.
Nếu như không có những diễn biến đi ngược của VHM (-4,4%), VIC (-1,1%), VN-Index thậm chí có thể đã gỡ lại hết điểm số thất thoát trong phiên giao dịch hôm qua. Chỉ số chốt phiên tăng 5,95 điểm lên 1.040,8 điểm.
Trên HNX, tâm lý được cởi trói nhanh hơn khi dòng tiền hướng đến các cổ phiếu sản xuất như NTP (+7,5%), TNG (+7%), TAR (+4,2%), PVC (+3,3%). HNX-Index tăng 0,56% lên 205,84 điểm, giao dịch 955 tỷ đồng.
UPCoM-Index trong khi đó lại giao dịch khá nhạt nhòa với biến động chỉ 0,03%. Tổng giá trị giao dịch của sàn chỉ đạt hơn 630 tỷ đồng.
Dự báo lợi nhuận quý 1/2023: Đa phần ngân hàng có lãi, nhóm thép, phân bón tăng trưởng âm Theo dự báo của SSI Research, trong quý 1/2023, ACB, ACV, BID, CTG, CTR, DBD, FPT, HDB, STB, VRE... khả năng tăng trưởng lợi nhuận dương trong khi BSR, DCM, DGW, DPM, FRT, GAS, HAH, HPG, HSG, QTP... có thể tăng trưởng lợi nhuận âm. |
Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng. |