Trang chủ Chính trị - Xã hội
08:09 | 02/06/2015 GMT+7

Thêm tư liệu xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

aa
Tại TP.Huế, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan vừa hiến tặng cho Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) bản sao bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn do Trường ĐH Kieo (Nhật Bản) sưu tầm, ấn hành.

them tu lieu xac dinh hoang sa truong sa la cua viet nam

Ông Hồ Tấn Phan với bộ tư liệu quý - Ảnh: B.N.L

Công lao thầm lặng

Ông Phan chia sẻ: “Là một công dân nước Việt, tôi luôn trăn trở khi chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm chiếm, cưỡng đoạt. Câu chuyện Hoàng Sa và Trường Sa là của VN là điều mà chúng ta, con dân nước Việt ai cũng hiểu và biết. Nhưng với thế giới, với dư luận quốc tế, họ có biết điều ấy không?”.

Ông cho biết: “Trong quá trình sưu tầm cổ vật, tài liệu lịch sử, tôi đã tìm được nhiều tài liệu chính sử triều Nguyễn, trong đó có bộ Đại Nam thực lục (ĐNTL), một công trình sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản công phu, diễn ra ròng rã suốt 21 năm (từ năm 1961 - 1981) của Trường ĐH Keio. Bộ sách được các nhà nghiên cứu Nhật Bản sưu tầm, sao chụp đúng nguyên dạng ĐNTL đã được in mộc bản gồm hơn 550 quyển, gần 33.000 trang, và sau đó họ in lại tại Nhật thành 20 tập, 8.131 trang”.

Bằng nhiều con đường khác nhau, từ việc sưu tầm, tìm mua ở những hiệu sách giai đoạn trước năm 1975, cho đến được các nhà nghiên cứu Nhật Bản tặng trong những lần họ đến Huế nghiên cứu văn hóa…, ông Phan đã góp nhặt hoàn chỉnh bộ ĐNTL do ĐH Keio xuất bản, in ấn. Từ bộ sách này, ông đã bỏ công sao lục và đóng tập lại một cách đầy đủ để bảo quản. Mới đây, thông qua Sở VH-TT-DL Thừa Thiên-Huế, Ủy ban Biên giới đã cử người vào xin tiếp cận tư liệu và đề nghị ông hiến tặng để đóng góp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. “Còn gì vui hơn khi được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nên tôi đã đồng ý hiến tặng cho nhà nước một bản sao bộ sách để làm tư liệu đấu tranh”, ông Phan nói.

Tài liệu có giá trị pháp lý cao

Theo ông Phan, việc phát hiện bộ chính sử của triều Nguyễn được in ấn, phát hành ở Nhật Bản rất quan trọng. Bởi ĐNTL có 13 đoạn ghi chép việc thực thi chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

them tu lieu xac dinh hoang sa truong sa la cua viet nam

Phần Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 10, tờ 24B có chép việc thực thi chủ quyền Hoàng Sa dưới thời chúa Nguyễn, chụp lại từ bộ Đại Nam thực lục xuất bản ở Nhật, bằng chữ Hán - Ảnh: B.N.L

ĐNTL là bộ chính sử quan trọng của triều Nguyễn, gồm hai phần, tiền biên và chính biên, do Quốc sử quán tổ chức biên soạn từ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đến năm Bảo Đại thứ 14 (1939). Tuy nhiên, chỉ một phần của bộ sử này (giai đoạn từ thời Gia Long đến Đồng Khánh) được khắc bản gỗ để in lên giấy bản. Phần còn lại từ thời Thành Thái, Duy Tân và ĐNTL chính biên thời Khải Định do không có tiền nên Quốc sử quán đã cho chép tay thành 6 bản để bảo quản.

“ĐNTL là tư liệu lịch sử chính thống có giá trị pháp lý cao của VN do triều đình nhà Nguyễn biên soạn. Bộ chính sử này, khi được tổ chức sưu tầm, ấn hành ở ngoài biên giới thì nó đã vượt qua tầm quốc gia, vì thế bản được in ở Nhật Bản càng làm tăng giá trị của nó”, ông Hồ Tấn Phan nói.

Ông Hồ Tấn Phan đã nêu trích đoạn, được ghi chép ở hai thời kỳ khác nhau trong ĐNTL (bản in ở Nhật) có ghi việc thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi đối chiếu với bộ ĐNTL được in trên giấy dó dưới thời nhà Nguyễn thì hoàn toàn giống nhau. Ví dụ, phần ĐNTL tiền biên (ghi chép thời các chúa Nguyễn), quyển 10, tờ 24B có chép: “Mùa thu tháng 7, dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu, nước Thanh.

Tổng đốc Thanh hậu cấp (lương thảo) cho rồi cho đưa về. Chúa đã sai viết thơ (cảm ơn)”. ĐNTL chép thêm: “Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là Vạn lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào. Hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ 3 đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh, thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn để tìm hóa vật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” (bản dịch Viện Sử học xuất bản ở Hà Nội năm 1962).

Trong ĐNTL chính biên đệ nhị kỷ (quyển 136, tờ 24b, 24a, trang 3.827) in ở Nhật về chương Thánh tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) cũng có đoạn chép: “Tháng 1 mùa xuân năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836). Bộ Công tâu lên: “Cương giới mặt nước biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phái vẽ bản đồ, mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái binh biền thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi... Vua y lời tâu, sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật, đem binh biền đi, chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom, đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ” (bản dịch của Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001).

Theo Bùi Ngọc Long/Thanh Niên

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết

Tối 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai và các bộ, ngành liên quan về công tác, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai

Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai

Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền bắc Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền bắc Việt Nam

Chiều 12/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị năm lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)

Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị năm lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc)

Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 11-12/9 tại Hong Kong (Trung Quốc) với sự tham dự của gần 6.000 đại biểu đại diện các chính phủ, tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu từ 70 quốc gia và nền kinh tế. Nhận lời mời của Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong Lý Gia Siêu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Đọc nhiều

Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Những ngày qua, hình ảnh lũ lụt gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh phía Bắc không chỉ khiến người dân trong nước lo lắng, mà còn chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt xa xứ. Từ khắp nơi trên thế giới, kiều bào không ngừng theo dõi diễn biến bão lũ và chung tay tổ chức các hoạt động quyên góp, hỗ trợ cho bà con vùng bị thiệt hại.
[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào

[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, ngày 11/9 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm dự buổi gặp gỡ.
Bốn chữ "tình" gắn bó Việt - Lào

Bốn chữ "tình" gắn bó Việt - Lào

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được kết tinh bởi bốn chữ "tình": tình đồng chí, tình đoàn kết, tình anh em, tình bạn.
Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên lực lượng quân đội và dân quân trong cuộc chiến với bão số 3

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên lực lượng quân đội và dân quân trong cuộc chiến với bão số 3

Ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ đang tích cực tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động