Thế giới vừa đạt mốc 8 tỷ người với nhiều thách thức
Đâu là thành phố đắt đỏ nhất thế giới dành cho người nước ngoài? Một nghiên cứu gần đây được công bố bởi công ty tư vấn toàn cầu Mercer có trụ sở tại New York (Mỹ) cho thấy, Hồng Kông được xếp hạng là thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. |
Dân số thế giới sẽ chạm ngưỡng 8 tỷ người vào giữa tháng 11/2022 Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới, cao hơn gấp 3 lần so với con số 2,5 tỷ người vào năm 1950. |
Liên hợp quốc vừa công bố việc thế giới đạt mốc 8 tỷ người hôm nay, nhưng cũng không quên cảnh báo rằng, trong khi dân số trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng thì tốc độ tăng trưởng đang bắt đầu chậm lại.
Thế giới chính thức đạt mốc 8 tỷ người |
Theo Giáo sư Elin Charles-Edwards từ Đại học Queensland thì trái đất chỉ có khoảng 230 triệu người vào khoảng thời gian nữ hoàng Cleopatra qua đời, cũng là lúc nền văn minh Ai Cập cổ đại kết thúc.
Dân số đã tăng hơn gấp đôi vào thời kỳ Phục hưng vào năm 1500 và tăng gấp đôi thêm lần nữa vào năm 1805.
Thế giới đạt con số 2 tỷ người ngay trước cuộc Đại suy thoái xảy ra vào năm 1925, và chỉ mất 35 năm kể từ thời điểm đó để đạt được con số 3 tỷ người. Kể từ đó, dân số đã tiếp tục tăng thêm một tỷ người sau mỗi 10 đến 15 năm.
Các dự báo mới nhất của Liên hợp quốc được công bố vào đầu năm 2022 cho thấy, thế giới sẽ có khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 10,4 tỷ người vào năm 2080.
Tuy nhiên, giáo sư Amanda Smith, trưởng nhóm nghiên cứu IHME cũng cảnh báo về khả năng mức sinh sẽ có sự sụt giảm cho đến cuối thế kỷ này ở nhiều quốc gia, và điều đó góp phần vào sự sụt giảm dân số toàn cầu lớn hơn và nhanh hơn so với dự báo của Liên hợp quốc.
Trên thực tế, ở một số nơi trên thế giới, bao gồm Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ và một số vùng ở Châu Á, tỷ lệ sinh đã thấp hơn trước đây nhiều. Xung quanh khu vực Baltics, các quốc gia như Bulgaria, Lithuania, Latvia và Serbia đều có số dân năm nay giảm ít nhất 1% so với năm ngoái theo số liệu của Liên Hợp Quốc.
Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023 9Anhr: PTI) |
Thế nhưng, cũng có một số quốc gia lại đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của dân số, châu Phi là một trong những khu vực có dân số phát triển nhanh nhất trên Trái đất hiện nay.
Ấn Độ là quốc gia được cho là sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Trong khi đó, khu vực châu Phi cận Sahara cũng đang phát triển nhanh chóng với dự đoán sẽ là nơi sinh sống của khoảng một phần ba dân số thế giới vào cuối thế kỷ này.
Cùng với sự bùng nổ dân số thì nạn đói và bất bình đẳng trong tiếp cận lương thực cũng là vấn đề lớn của người dân ở những khu vực này.
Ông Daniel Wordsworth, Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ World Vision cho biết, đây là một thách thức đáng kể ở những nơi như Somalia vốn đang đối mặt với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Đói nghèo và bất bình đẳng vẫn là vấn đề chính gây ảnh hưởng đến sự phát triển của loài người trong tương lai (Ảnh: Fahim Siddiqi/IPS) |
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xóa đói nghèo tại Ủy ban Phát triển Xã hội của LHQ Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định xóa nghèo bền vững sẽ chỉ đạt được nếu cùng giải quyết được các mối đe dọa về an ninh lương thực. |
Liên hợp quốc tiếp tục cảnh báo nguy cơ đói nghèo trong năm nay Trong báo cáo mới công bố, Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ có thêm gần 20 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực trong năm nay, do ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine và giá lương thực tăng cao. |