Liên hợp quốc tiếp tục cảnh báo nguy cơ đói nghèo trong năm nay
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia (Ảnh: AFP/ TTXVN). |
"Báo cáo về các Mục tiêu phát triển bền vững 2022" của Liên hợp quốc cho thấy nguy cơ có thêm gần 20 triệu người bị rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực trong năm nay do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine và những tác động tiêu cực của cuộc xung đột như tăng giá lương thực.
Theo LHQ, số người có mức sống dưới 1,9 USD/ngày năm nay ước tính là 656,7 triệu người, nhưng giá lương thực tăng cao và xung đột ở Ukraine có thể khiến con số này tăng lên 676,5 triệu người.
Dù mức dự báo này vẫn thấp hơn con số 684,2 triệu người của năm 2021 nhưng cuộc xung đột ở Ukraine có thể khiến thế giới khó có thể đạt được mục tiêu chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030, một trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Reuters ngày 16/8 dẫn dữ liệu của Refinitiv Eikon cho biết, tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì là lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo từ Ukraine tới châu Phi đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 2.
Trước đó, Trung tâm điều phối chung (JCC), do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc phối hợp thành lập, đã phê duyệt cho tàu trên khởi hành nhằm giải quyết khủng hoảng lương thực tại châu Phi.
Cũng theo báo cáo của LHQ thì đã có ít nhất 50 quốc gia nhập khẩu từ 30% trở lên nhu cầu lúa mì là từ Ukraine và Nga - cũng là một nước xuất khẩu ngũ cốc lớn khác. Đối với nhiều quốc gia châu Phi và những nước kém phát triển nhất thì nhu cầu lúa mì từ Ukraine và Nga chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ của họ.
Ngoài vấn đề xung đột, các yếu tố khác như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng gia tăng cũng đang khiến thế giới bị chệch hướng trong nỗ lực đạt được mục tiêu không còn nạn đói vào năm 2030 - một trong những Mục tiêu phát triển bền vững khác của Liên hợp quốc.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội Lưu Chấn Dân cho rằng: "Chúng ta phải bắt đầu bằng việc chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang và bắt đầu bằng con đường ngoại giao và hòa bình - điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững".
Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu Ngày 7/7, Trưởng Phái đoàn các nước Cộng đồng Pháp ngữ đã có cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres để trao đổi về các vấn đề toàn cầu trong chương trình nghị sự. |
Tăng cường năng lực về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và cảnh sát quốc tế Từ ngày 12-14/7, 26 cán bộ công an Việt Nam tham gia hội thảo tập huấn về cảnh sát quốc tế, vai trò, trách nhiệm gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ), đặc biệt là phương pháp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực tình dục của lực lượng cảnh sát gìn giữ hòa bình. |
Việt Nam là hình mẫu của hợp tác giữa Liên hợp quốc với một quốc gia đang phát triển Chiều ngày 13/7, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (ĐPV LHQ) tới trình Thư Uỷ nhiệm của Tổng Thư ký LHQ, bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. |