Thế giới đoàn kết thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững
Sẽ thông qua Tuyên bố về vai trò của giới trẻ trong thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Việt Nam dự kiến thông qua Tuyên bố về vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Đây là Tuyên bố Hội nghị đầu tiên của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu qua 9 kỳ hội nghị và là một trong sáu điểm mới của Hội nghị lần này. |
Nghị sĩ trẻ cam kết hành động thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững Tại phiên bế mạc vào chiều 16/9, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã thông qua Tuyên bố Hội nghị về vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Đây là Tuyên bố Hội nghị đầu tiên của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu qua 9 kỳ hội nghị. |
Kế hoạch giải cứu toàn cầu
Tại Hội nghị Cấp cao đánh giá lộ trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) diễn ra ngày 18 và 19/9, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết: thế giới sẽ phải đối mặt những vấn đề bất ổn lớn hơn về chính trị, kinh tế cũng như những thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường.
Theo ông Guterres, các SDGs cần một kế hoạch giải cứu toàn cầu. Trong kế hoạch, không chỉ các chính phủ mới cần phải tăng tốc mà các nhà hoạt động cũng như cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học, học giả, phụ nữ và giới trẻ cùng tham gia làm việc để đạt được các mục tiêu.
Kế hoạch sẽ tập trung vào giảm tỷ lệ người nghèo đói, thúc đẩy chuyển đổi nhanh hơn nữa sang năng lượng tái tạo, lan tỏa các lợi ích và cơ hội từ quá trình số hóa, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, công tác thiện nguyện và bảo trợ xã hội cũng như thúc đẩy các hành động khí hậu.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị Cấp cao đánh giá lộ trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững
|
Đáp lại lời kêu gọi trên, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết hành động "mạnh mẽ, tham vọng, tiến bộ, công bằng và sáng tạo" trong sự đoàn kết quốc tế và hợp tác hiệu quả ở mọi cấp độ. Tất cả cam kết thúc đẩy quá trình chuyển đổi một cách có hệ thống sang một thế giới toàn diện, công bằng, hòa bình, ổn định và bền vững hơn vì con người và Trái đất, vì các thế hệ ngày nay và tương lai.
Các nhà kinh tế của LHQ ước tính, chi phí để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng khoảng 5,4 - 6,4 nghìn tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030. Theo Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), con số này tương đương 1.179 USD - 1.383 USD/người/năm. |
Các nhà lãnh đạo cùng thể hiện quyết tâm từ nay đến năm 2030 sẽ chấm dứt tình trạng nghèo đói, đấu tranh chống bất bình đẳng ở mỗi nước và giữa các nước.
Xây dựng những xã hội hòa bình, toàn diện và bình đẳng; tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, đạt mục tiêu bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, duy trì bảo vệ Trái đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chỉ có 15% các SDGs đi đúng hướng
Trước đó vào tháng 9/2015, các thành viên LHQ nhất trí thông qua 17 SDGs, một phần của Chương trình nghị sự năm 2030 về phát triển bền vững nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người dâni trên Trái đất. Thế nhưng, LHQ cho biết, hiện chỉ có 15% mục tiêu đi đúng hướng, trong khi nhiều mục tiêu có xu hướng bị đảo ngược.
Tính đến tháng 11/2022, 37 trong số 69 quốc gia nghèo nhất thế giới có nguy cơ cao hoặc đang gặp khó khăn về nợ nần. Trong khi đó, 1/4 quốc gia có thu nhập trung bình, trong đó phần lớn là những nước nghèo cùng cực, có nguy cơ cao bị khủng hoảng tài chính.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), năm 2022 khoảng 29,6% dân số toàn cầu, tương đương 2,4 tỷ người, bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng, tăng so mức 1,75 tỷ người năm 2015. Các quốc gia ở nam bán cầu chứng kiến tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng nhất và nạn đói xảy ra tràn lan ở khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi.
Phụ nữ, trẻ em chờ được khám bệnh tại Bệnh viện tỉnh Wardak (miền Trung Afghanistan) |
Còn theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trong số 48 SDGs có liên quan đến trẻ em, 33% đang được thực hiện đúng lộ trình là đạt 50% mức mục tiêu đề ra, trong khi 19% chệch lộ trình (chưa đạt đến 50% mức mục tiêu đề ra) và 48% còn lại không đủ dữ liệu để đánh giá.
Nửa hành trình thực hiện chương trình nghị sự đã trôi qua nhưng mới chỉ có 6% tổng số trẻ em trên thế giới (khoảng 150 triệu em) sinh sống ở 11 quốc gia đạt được 50% các SDGs. Nếu tiến bộ trì trệ như hiện nay thì đến năm 2030, chỉ có 60 quốc gia (với 25% tổng số trẻ em trên thế giới) đạt được các SDGs đề ra. Điều này đồng nghĩa rằng 1,9 tỷ trẻ em ở 140 quốc gia khác bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam - Bangladesh hợp tác mạnh mẽ hơn để phát triển bền vững Ngày 29/8, tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp bà Samina Naz, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Bangladesh đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. |
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Australia nhằm đáp ứng các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững và kinh tế thịnh vượng Năm 2023, Việt Nam và Australia tưng bừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 5 thập kỷ qua, hai nước đã xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nghiên cứu, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. |