Tháng 7/2019 nóng nhất lịch sử, 11 tỷ tấn băng tan chảy trong 1 ngày
Nắng nóng gay gắt gần 40 độ C ở Bắc Bộ, Trung Bộ khi nào kết thúc? Dự báo thời tiết ngày 13/8: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nắng nóng gay gắt Dự báo thời tiết ngày 11/8: Tây Nguyên, Phú Quốc giảm mưa |
Nền nhiệt của tháng 7/2019 thực tế đã tăng thêm 0,04 độ C, phá vỡ kỷ lục ấm nhất của tháng 7/2016 - năm El Nino lịch sử.
Băng ở Biển Alaska (Hoa Kỳ) đã biến mất hoàn toàn sau tháng 7/2019. |
Tuy nhiệt độ chỉ tăng một con số nhỏ nhưng đã khiến băng ở khu vực Greenland mất đi một lượng bao phủ lớn. 11 tỷ tấn băng đã tan chảy chỉ trong một ngày.
Thông tin này đã được xác nhận từ một trung tâm Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu.
Theo Cơ quan Dự báo Thời tiết Hoa Kỳ, băng biển đã hoàn toàn tan chảy trong phạm vi 240 km ngoài khơi tại bờ biển của bang Alaska.
Sau mỗi một mùa hè ở Bắc Cực có nhiệt độ cao trên trung bình, biển Alaska trở nên nóng hơn. Đợt nắng nóng lịch sử vào tháng 7/2019 đã khiến toàn bộ băng biển tại Alaska biến mất.
Băng ở Bắc Cực tan khiến gấu Bắc Cực không còn nơi cư trú. |
Việc băng đại dương tan chảy sẽ đẩy nhanh tốc độ nóng lên của Bắc Cực và toàn cầu.
Lớp băng biển có thể phản chiếu nhiệt trở lại không gian, giảm thiểu lượng nhiệt tác động đến môi trường.
Khi lớp băng biến mất, đại dương sẽ hấp thụ năng lượng nhiều hơn, nước biển sậm màu hơn, gây ảnh hưởng tới sự đa dạng các loài sinh vật biển.
Các nhà khoa học dự đoán nước biển có thể nhấn chìm bất kỳ thành phố ven biển nào nếu hiện tượng băng tan ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo dự báo của cơ quan khí quyển đại dương Hoa Kỳ NOAA nhiều khả năng năm 2019 cũng sẽ là một trong những năm nóng nhất từ trước đến nay, dù còn khoảng 5 tháng nữa mới kết thúc năm 2019.