Tháng 5/2022: lạm phát tại Mỹ cao nhất trong hơn 40 năm
Bộ Lao động Mỹ cho rằng, lạm phát tăng mạnh do giá các loại nhiên liệu tăng 34,6% và giá thực phẩm thiết yếu tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1979.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng áp lực lạm phát tháng 5 có thể thấy rõ trên diện rộng, nhất là do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, việc Trung Quốc đóng cửa để kiểm soát dịch và một số nhà máy lọc dầu lớn tạm đóng cửa. Theo giới chuyên gia, nhiều khả năng lạm phát tại Mỹ sẽ lên tới 9% vào tháng 6.
Lạm phát tháng 5 tại Mỹ cao hơn dự báo - Ảnh minh họa: AFP |
Lạm phát là “cơn đau đầu chính trị” với Nhà Trắng và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Washington cho rằng lạm phát tăng chủ yếu vì các vấn đề liên quan chuỗi cung ứng do COVID-19 gây ra, lực cầu hàng hóa nhiều hơn dịch vụ và chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.
Tổng thống Biden gần đây tuyên bố sẽ thúc đẩy cải thiện hơn nữa các chuỗi cung ứng và tiếp tục nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách.
Theo số liệu vừa công bố, chỉ số lạm phát hiện nay của Mỹ đã tăng hơn gấp 4 lần so với mức chuẩn 2% mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đặt ra để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, dù ngân hàng đã nỗ lực giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất 2 lần vào tháng 3 và tháng 5 vừa qua.
Như vậy, hy vọng lạm phát đã đạt đỉnh và chuẩn bị hạ nhiệt của FED đã không thể thành hiện thực. Với tình hình hiện tại, FED rất có thể phải siết chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.
Tuy nhiên, tăng lãi suất quá nhiều sẽ khiến nước Mỹ đối mặt với nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế - điều được một số kinh tế gia dự đoán có thể xảy ra ngay từ năm 2023.
“Rõ ràng, báo cáo này không tốt đẹp gì”, Julian Bridgen, chủ tịch công ty nghiên cứu vĩ mô toàn cầu MI2 Partners, nói với CNBC. “Không có thông tin nào để FED vui mừng… Tôi đang muốn xem FED sẽ ứng phó thế nào”.
Xuất nhập khẩu tăng hơn 42 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022 Trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 306,16 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 42,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021; cán cân thương mại thặng dư 446 triệu USD. |
Xuất khẩu cao su tăng trưởng mạnh trong tháng 5 Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 tăng 33,1% về lượng và tăng 26,4% về trị giá. |