Thái Lan công bố chính sách “ngoại giao chủ động” thúc đẩy kinh tế
Thái Lan dự chi 16 triệu USD để thúc đẩy du lịch Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết đang lên kế hoạch sử dụng 600 triệu baht, tức khoảng 16 triệu đôla Mỹ, từ ngân sách trung ương để thúc đẩy du lịch trong mùa cao điểm. |
Thái Lan gia hạn lưu trú cho lao động nhập cư Người lao động từ Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại Thái Lan sẽ được gia hạn thời gian lưu trú để xin thị thực và giấy phép lao động mới. |
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin vừa công bố chính sách đối ngoại mới tại hội nghị thường niên của ngành ngoại giao diễn ra từ ngày 20 đến 24/11. Ông Thavisin đề cập đến các hoạt động ngoại giao cụ thể nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước và bảo vệ lợi ích công. Các đại sứ, tổng lãnh sự, tùy viên thương mại và cán bộ xúc tiến đầu tư… sẽ là thành viên nòng cốt “Nhóm Thái Lan”, có trách nhiệm hỗ trợ chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thủ tướng Srettha Thavisin phát biểu tại hội nghị ngoại giao Thái Lan |
Ông chỉ ra sự cần thiết phải bắt đầu thực hiện chính sách ngoại giao chủ động, kết hợp những kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề đối ngoại. Ông yêu cầu các phái viên áp dụng cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm.
Chính phủ Thái Lan sẽ thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng trưởng mới bằng cách triển khai chiến lược ngoại giao kinh tế nhằm kết nối các đối tác trong khu vực và trên toàn cầu. Các khu vực nhà nước, tư nhân và tài chính sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước láng giềng của Thái Lan cùng phát triển, song song với việc giải quyết các vấn đề chung trong khu vực chính phủ, cũng đang sử dụng chiến lược ngoại giao kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Chính phủ Thái Lan cũng sẽ tận dụng ngoại giao kinh tế để tìm kiếm các cơ hội kinh tế số và phát triển các doanh nhân kinh doanh thế hệ mới và quảng bá đầu tư của Thái Lan ở nước ngoài. Chính phủ sẽ triển khai các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, hợp tác với các đối tác trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để tăng cơ hội đầu tư và thương mại.
Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh vai trò thiết yếu của chính phủ là hỗ trợ cải thiện hơn nữa chỉ số thuận lợi kinh doanh của Thái Lan và đẩy nhanh các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do. Còn “Nhóm Thái Lan” sẽ điều phối công việc chung giữa khu vực công và tư nhân để đạt được mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế.
Ông Thavisin cũng yêu cầu các phái viên phải làm tốt nhiệm vụ cầu nối, liên lạc với cả các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến đầu tư vào Thái Lan và các nhà đầu tư Thái Lan quan tâm đến đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời tái khẳng định chính sách ngoại giao trung lập của Thái Lan và là bạn với tất cả các nước.
Thủ tướng Srettha Thavisin cùng các đại biểu |
Thủ tướng cũng cho rằng “Nhóm Thái Lan” phải coi trọng tính chuyên nghiệp và trách nhiệm, đồng thời nhấn mạnh các đoàn Thái Lan phải tạo dựng văn hóa làm việc tích cực với tư cách là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài.
Chính phủ Thái Lan sẽ thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng trưởng mới bằng cách triển khai chiến lược ngoại giao kinh tế nhằm kết nối các đối tác trong khu vực và trên toàn cầu. Các khu vực nhà nước, tư nhân và tài chính sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước láng giềng của Thái Lan cùng phát triển, song song với việc giải quyết các vấn đề chung trong khu vực.
Thái Lan đang đặt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại xuyên biên giới lên đạt 1,2 nghìn tỷ baht (32,33 tỷ USD) vào năm tới, tăng 20% so với mức 1 nghìn tỷ baht trong năm nay.
Để ngoại giao kinh tế có hiệu quả, Thái Lan cần tiếp tục củng cố quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh tế và thương mại truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh tế khác, bao gồm Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Liên minh châu Âu (EU), Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thái Lan theo đuổi chính sách ngoại giao kinh tế Thái Lan cam kết theo đuổi ngoại giao kinh tế, nhằm nâng cao khả năng thương lượng và tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ với các nước khác. |
Thái Lan mong muốn triển khai hiệu quả chiến lược “Ba kết nối” với Việt Nam Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 25/10 tại trụ sở Chính phủ. |