"Thái Bình sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư"
Sẽ khai thác bay nội địa bình thường từ đầu năm 2022? Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ giai đoạn tới theo hướng tăng dần số chuyến bay, đến năm 2022 sẽ khai thác bình thường toàn bộ các đường bay nội địa. |
Dự án “điểm sáng” hút dòng vốn đầu tư tại Hòa Bình Cuối năm 2021, nguồn vốn vẫn đang được đổ vào thị trường BĐS một cách đều đặn, bên cạnh các thị trường lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh…, các nhà đầu tư phía Bắc đang có xu hướng đầu tư ở những vùng đất còn giàu tiềm năng, điển hình là Mường Khến, Tân Lạc (Hòa Bình). |
-Thưa ông, sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Thái Bình đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
-Bước vào nhiệm kỳ năm 2020-2025, Thái Bình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và đan xen không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, cụ thể hoá bằng nhiều đề án, chương trình, kế hoạch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; nhất là 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá phát triển.
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình |
Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch nên năm 2021 Thái Bình tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá với tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,68%; thu ngân sách trên địa bàn lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng, đạt 168% kế hoạch năm; nông nghiệp tiếp tục đạt năng suất, chất lượng cao và hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị. Hệ thống hạ tầng được đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%, đứng thứ 2 toàn quốc. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 17% so với năm 2020. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đứng thứ 2 cả nước, được Trung ương bổ sung thêm 500 tỷ đồng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau gần 1 năm vừa tích cực giải phóng mặt bằng, vừa đầu tư hạ tầng, đồng thời cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Thái Bình đã thu hút được 540 triệu USD vốn đầu tư FDI vào khu công nghiệp đầu tiên trong Khu kinh tế Thái Bình, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về thu hút đầu tư nước ngoài, mở ra một giai đoạn mới đưa Thái Bình trở thành một điểm đến mới, hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Cũng trong năm qua, công tác xây dựng Đảng được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đặc biệt trong năm qua Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” góp phần nâng tầm công tác sinh hoạt đảng, nâng cao chất lượng hoạt động, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh.
-Điều gì đã làm nên những thành công đó, thưa ông?
-Những kết quả Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đạt được trong năm qua đã khẳng định sự lựa chọn chiến lược đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Cùng với đó là việc cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc khắc phục dần các “điểm nghẽn”, những hạn chế về nguồn lực phát triển một cách chủ động, tạo đột phá trong thu hút đầu tư cho các dự án quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng thu ngân sách địa phương…tạo tiền đề quan trọng để tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả đó là nhờ sự đồng lòng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên các cấp; sự tin tưởng đồng thuận và sự ủng hộ của nhân dân trong toàn tỉnh; sự đoàn kết, quyết tâm của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân; sự xông pha, không quản ngại khó khăn vất vả của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ y tế, của các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.
-Thực tế cho thấy Thái Bình đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vậy Thái Bình sẽ lựa chọn thế mạnh nào để tập trung nguồn lực đầu tư nhằm tạo sự bứt phá, thưa ông?
-Hơn 1 năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định rõ các trụ cột kinh tế - xã hội và lựa chọn đúng trọng tâm, khâu đột phá để tập trung thực hiện, phấn đấu xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Trong đó, các khâu đột phá được cấp ủy tỉnh xác định và là động lực cho sự phát triển nhanh bền vững của Thái Bình trong những năm tới đó là: Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ; xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; rà soát, điều chỉnh lĩnh vực ngành, nghề đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thời hạn thuê đất; điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án trong các khu, cụm công nghiệp; giải quyết dứt điểm các kiến nghị của doanh nghiệp…qua đó tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất, kinh doanh phát triển.
Tỉnh đã phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 của tỉnh; chỉ đạo thực hiện tích cực Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2021.
Thái Bình đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái - khu công nghiệp đầu tiên trong khu kinh tế Thái Bình; Chỉ đạo triển khai tích cực công tác quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình và đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, chủ động nắm bắt, tận dụng xu hướng dịch chuyển ngành, nghề gắn với dịch chuyển nguồn lực đang diễn ra hiện nay; tập trung rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng để chủ động nắm bắt xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là từ các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia.
Năm 2021 thu hút vốn FDI của Thái Bình đạt cao nhất từ trước đến nay và chắc chắn sẽ tạo sự bứt phá của tỉnh trong tương lai.
Thành phố Thái Bình đang thay đổi từng ngày |
-Ở thời điểm hiện tại, điều ông mong muốn chia sẻ nhất với đội ngũ cán bộ, công chức của Thái Bình là gì?
-Tôi muốn nhấn mạnh là thành quả Thái Bình đạt được trong năm qua rất đáng tự hào song không được chủ quan, tự mãn, vì phía trước khó khăn, thách thức còn rất nhiều; công việc nặng nề, phức tạp đang chờ đón thúc giục mỗi người phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân.
Tôi mong rằng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, phải thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm, tư tưởng đúng đắn, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm…Người đứng đầu phải thật sự là hạt nhân đoàn kết, tiêu biểu về nhân cách, lối sống; đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện tránh việc mới, né việc khó, thờ ơ, vô cảm trước những bức xúc của nhân dân, trì trệ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
-Một năm mới của Thái Bình được Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng thế nào, thưa ông?
Trước thềm năm mới - Xuân Nhâm Dần 2022 với niềm tin mới, khí thế mới, tiếp nối và phát huy những thành tích, kết quả đạt được, tôi tin tưởng và mong muốn toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh sẽ nỗ lực tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến của quê hương; nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy ý chí tự lực tự cường…phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Lê Sơn
Sẽ khai thác bay nội địa bình thường từ đầu năm 2022? Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách nội địa thường lệ giai đoạn tới theo hướng tăng dần số chuyến bay, đến năm 2022 sẽ khai thác bình thường toàn bộ các đường bay nội địa. |
Dự án “điểm sáng” hút dòng vốn đầu tư tại Hòa Bình Cuối năm 2021, nguồn vốn vẫn đang được đổ vào thị trường BĐS một cách đều đặn, bên cạnh các thị trường lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh…, các nhà đầu tư phía Bắc đang có xu hướng đầu tư ở những vùng đất còn giàu tiềm năng, điển hình là Mường Khến, Tân Lạc (Hòa Bình). |
Thủ tướng: Phấn đấu đến ngày 30/9 trở lại trạng thái bình thường mới Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới điểm cầu tại 10.400 xã, phường, thị trấn; 705 quận, huyện, thị xã, thành phố và 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. |