Tết Trung thu ghé thăm làng nghề làm đèn ông sao Phú Bình
Xóm đạo Phú Bình được nhiều người dân trong và ngoài TP HCM biết đến với sự nổi tiếng về nghề truyền thống làm lồng đèn từ lâu đời (Ảnh: Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm). |
Trung thu đang đến gần là thời điểm mà làng nghề lồng đèn Phú Bình bước vào khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm.
Nghề làm đèn lồng đã có ở Phù Bình cách đây hơn 50 năm. Nguồn gốc của nghề bắt đầu từ làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Người dân làng Báo Đáp đi làm ăn xa, mang theo nghề quê hương vào miền Nam lập nghiệp. Rồi từ đó lập nên làng nghề truyền thống như ngày nay.
Trước đây nghề làm đèn lồng rất phát triển, cả làng có hơn trăm hộ, đèn được làm cung cấp cho cả Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Nhưng rồi theo những thăng trầm của cuộc sống mà nó dần bị mai một đi.
Hàng năm xóm lồng đèn Phú Bình cung cấp tại thị trường cả nước hàng ngàn sản phẩm đèn lồng với mẫu mã và kích thước khác nhau. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt của các nghệ nhân chẻ tre, cột kẽm, dán, vẽ hoa văn lên những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, tàu cá tàu thủy,….Nhiều người chia sẻ nghề này nó đã thấm vào máu của rất nhiều người.
Để tạo ra một chiếc đèn lồng ưng ý cho khách phải trải qua ít nhất 10 công đoạn khác nhau từ chẻ tre, kết kẽm, tạo hình, dán giấy, vẽ hoa văn,… Ngoài việc lựa chọn khung đèn là nứa hay lồ ô tì giấy cũng phải có màu đỏ thật đẹp. bên cạnh đó, các đường nét hoa văn cũng phải độc đáo ấn tượng để thu hút khách hàng. Để đèn được khách hàng ưa chuộng thì những người nghệ nhân phải khéo léo, tạo ra những mẫu mã truyền thống tuy nhiên kèm thêm sự mới lạ, phù hợp với các đối tượng khách hàng.
Ngoài những mẫu đèn các con vật truyền thống thì ngày nay còn có rất nhiều mẫu khác như chú chuột, khỉ, voi, siêu nhân,… Các họa tiết hoa văn cũng được thay đổi đa dạng và liên tục hơn.