e magazine
Tết ở vạn chài

11:10 | 06/02/2024

Ở mỗi vùng miền của Tổ quốc, Tết Nguyên đán cổ truyền có những bản sắc riêng biệt. Vùng núi cao, đồng bằng hay miền biển gắn cùng dòng chảy văn hóa xa xưa đến hiện đại mang đậm dấu ấn, hơi thở đời sống nhân dân. Tết về, những vạn chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, đình làng, lăng vạn thờ tự thần Nam Hải, những bậc tiền hiền có công ở cõi, gìn giữ vùng biển bao la qua trăm năm.
Tết ở vạn chài
Ở mỗi vùng miền của Tổ quốc, Tết Nguyên đán cổ truyền có những bản sắc riêng biệt. Vùng núi cao, đồng bằng hay miền biển gắn cùng dòng chảy văn hóa xa xưa đến hiện đại mang đậm dấu ấn, hơi thở đời sống nhân dân. Tết về, những vạn chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, đình làng, lăng vạn thờ tự thần Nam Hải, những bậc tiền hiền có công ở cõi, gìn giữ vùng biển bao la qua trăm năm.

Tết ở vạn chài

Lễ hội cầu ngư, đua thuyền tứ linh được tổ chức rộn ràng, tưng bừng ở các vùng biển trong dịp Tết với ước mong mùa biển mới bội thu.

Những ngày tháng Chạp, lăng vạn Nước ngọt thôn Thanh Thủy ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tấp nập ngư dân trở về chuẩn bị ngày giỗ thần Nam Hải Đại tướng quân. Cứ 20 tháng Chạp hằng năm, bà con ngư dân vạn chài tề tựu lăng vạn hơn 300 năm tuổi, nơi phụng thờ hai ngọc cốt thần Nam Hải.

Vạn chài thôn Thanh Thủy có hơn 600 bà con ngư dân sống nghề biển, từ thời cha ông xa xưa đến nay. Từ hơn 300 năm trước, vua Minh Mạng năm thứ 7 đến đời vua Khải Định, lăng vạn Nước ngọt thôn Thanh Thủy được cấp 6 sắc phong thần Nam Hải Đại tướng quân. Dẫu qua bao thời gian, 6 sắc phong vẫn còn được lưu giữ tại lăng vạn.

Tết ở vạn chài
Các nghi lễ truyền thống như lễ nghinh thần, lễ cúng tiền hiền và lễ tế thần Nam Hải hàng trăm năm qua ở các đình làng, lăng vạn vùng biển Quảng Ngãi.

Gắn bó với lăng vạn hơn 70 năm, ông Thái Văn Lạc, chủ lăng vạn cùng bà con làng chài gìn giữ truyền thống, văn hóa xứ biển này.

Giỗ thần Nam Hải Đại tướng quân được tổ chức theo các nghi lễ truyền thống: lễ nghinh thần, lễ cúng tiền hiền và lễ tế thần Nam Hải. Các nghi lễ được tổ chức trang trọng cùng sự đón mừng của hàng nghìn ngư dân vạn chài trong thôn và ngư dân nhiều làng chài ven biển Quảng Ngãi.

“Lễ giỗ tưởng nhớ thần Nam Hải, cầu quốc thái dân an, vạn chài bình yên qua mỗi mùa biển giã năm cũ và mừng biển giã ngư dân được mùa bội thu”, ông Thái Văn Lạc chia sẻ.

Cứ đến 25 tháng Chạp, các lăng vạn, đình làng, dinh, miếu vùng biển Quảng Ngãi lên phướn, dựng nêu đón Tết. Tổ chức các nghi lễ truyền thống để ngư dân, vạn chài nhớ tổ tiên, những bậc tiền nhân mở biển, gìn giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Và những ngư dân làng chài dọc dài miền biển tiếp nối mạch nguồn, bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của quê hương.

“Lễ giỗ tưởng nhớ thần Nam Hải, cầu quốc thái dân an, vạn chài bình yên qua mỗi mùa biển giã năm cũ và mừng biển giã ngư dân được mùa bội thu”, ông Thái Văn Lạc chia sẻ.

Tết ở vạn chài

Dựng cây nêu đón Tết ở Âm linh tự, đảo Lý Sơn. Văn hóa dựng cây Nêu ngày Tết là phong tục có từ xa xưa của người dân Lý Sơn.

Tết ở vạn chài

Văn hóa miền biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều di tích mang đậm chất xứ biển đảo miền trung.

Ở huyện đảo Lý Sơn, hai khu di tích quốc gia đình làng An Hải và đình làng An Vĩnh còn hai ngôi đền thờ các vị tiên công - là những người đầu tiên khai phá đất đảo Cù Lao Ré. Ngôi đền tiên công ở khu đình An Hải thờ thất tộc, đền tiên công ở khu đình làng An Vĩnh thờ lục tộc.

Những đình làng huyện đảo Lý Sơn thờ Thành hoàng làng, trong đình có các ban thờ tiền hiền, hậu hiền, tiền vãng, hậu vãng bởi người đất đảo đặc biệt coi trọng các bậc tiền nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ chia sẻ, mặc dầu trải qua bao biến động của thời cuộc và sự khắc nghiệt của thiên tai, nhưng đến nay, có lẽ khó có nơi nào còn lại những ngôi nhà thờ các dòng họ bề thế khang trang, có kiến trúc cổ xưa xây dựng cách đây hàng vài trăm năm trên đất đảo Lý Sơn.

Tết ở vạn chài

Các nghi lễ truyền thống như lễ nghinh thần, lễ cúng tiền hiền và lễ tế thần Nam Hải hàng trăm năm qua ở các đình làng, lăng vạn vùng biển Quảng Ngãi.

Tết xứ đảo, tục thờ cúng tổ tiên của người Lý Sơn thể hiện đạo lý "uống nước nhờ nguồn" hết sức sâu nặng; từ việc thờ cúng những bậc tiền hiền có công đến việc lập làng lập xóm, đến những binh phu đi Hoàng Sa, những người đã bỏ mình vì công cuộc mở mang đất đai trong suốt chiều dài lịch sử khai hoang lập ấp.

Tết trong tâm thức ngư dân đất đảo Lý Sơn gắn với đời sóng biển. Các lễ tiết cúng thần Nam Hải, đình làng, hội cầu ngư, đua thuyền từ mấy trăm năm đến nay được các lớp hậu hiền kế thừa, tiếp nối.

Ông Nguyễn Cửu ở An Hải, huyện đảo Lý Sơn trải lòng: “Ông cha làm sao thì con cháu theo vậy. Truyền thống mấy trăm năm gắn với di tích, lễ tiết đặc trưng ở đây. Con cháu đất đảo lớn lên trong tâm thức đấy”.

Tết xứ đảo, tục thờ cúng tổ tiên của người Lý Sơn thể hiện đạo lý "uống nước nhờ nguồn" hết sức sâu nặng. Tết trong tâm thức ngư dân đất đảo Lý Sơn gắn với đời sóng biển.

Tết ở vạn chài

Đánh bắt khơi xa quanh năm, Tết cổ truyền ngư dân xứ biển về quê đón mừng năm mới. Các hoạt động văn hóa vùng biển thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

Những ngày Tết Nguyên đán, lăng vạn, đình làng trang hoàng cờ Tổ quốc, cờ ngũ hành rực rỡ, mở cửa cáo thần cho bà con vạn chài cúng viếng mừng tuổi thần Nam Hải, các bậc tiền hiền. Sau những nghi thức lễ trước và ngày Tết, cũng bắt đầu cho những nghi lễ cầu mùa năm mới với ước nguyện của ngư dân được mưa thuận gió hòa, ra khơi mùa biển mới.

Tại các cảng biển lớn, nơi ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt khơi xa như Sa Huỳnh, Lý Sơn, Bình Châu… lễ hội cầu ngư, đua thuyền tứ linh được tổ chức rộn ràng, tưng bừng cầu mong mùa biển mới bội thu. Các lễ hội miền biển mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng làng ở xứ biển Quảng Ngãi.

“Thuyền rồng hơn được mùa nông, thuyền phụng hơn được mùa biển. Nghĩa là hội đua thuyền tứ linh, năm nào thuyền rồng thắng thì nhà nông được mùa, hoặc thuyền phụng thắng thì ngư dân được biển giã. Đấy là đúc kết của ông cha qua bao năm tổ chức lễ hội này”, ông Lê Giỏi, chủ lăng vạn Thanh Thủy chia sẻ.

Tết ở vùng biển, làng vạn chài tạo nên sự phong phú, đa dạng làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tết ở vạn chài

Đánh bắt khơi xa quanh năm, Tết cổ truyền ngư dân xứ biển về quê đón mừng năm mới. Các hoạt động văn hóa vùng biển thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

Ngày xuất bản: 06/02/2024
Tổ chức sản xuất: Hồng Minh
Nội dung: Đông Huyền
Trình bày: Bông Mai
https://special.nhandan.vn/tetvanchai_quangngai/index.html

Theo nhandan.vn

Tin bài liên quan

Khách quốc tế ở Việt Nam: “Lễ hội Xuân của các bạn chính là Tết của tôi”

Khách quốc tế ở Việt Nam: “Lễ hội Xuân của các bạn chính là Tết của tôi”

Văn hóa truyền thống với những phong tục tập quán ngày tết, lễ hội đầu Xuân... nhiều sắc màu bản địa đã gieo vào tâm trí những vị khách ngoại quốc ở Việt Nam những ấn tượng đặc biệt và khó quên.
Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh - Cầu nối hợp tác khoa học hai nước

Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh - Cầu nối hợp tác khoa học hai nước

Năm 2024, Hội trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh hướng tới mục tiêu đóng góp vào việc xây dựng các chính sách chiến lược của Việt Nam.
Người Lào đón tết Việt tại Đắk Lắk

Người Lào đón tết Việt tại Đắk Lắk

Ngày tết Việt, người Lào ở Đắk Lắk cũng quây quần bên nhau, đón mùa Xuân, chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc để nhớ về quê hương, nguồn cội.

Tin mới

Du xuân hữu nghị - ngày hội trải nghiệm văn hóa Việt của bạn bè quốc tế

Du xuân hữu nghị - ngày hội trải nghiệm văn hóa Việt của bạn bè quốc tế

Tham dự chương trình Du xuân hữu nghị 2024 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội (HAUFO), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với huyện Sóc Sơn tổ chức ngày 9/3, các vị đại sứ cùng phu nhân, phu quân và cán bộ ngoại giao tại các đại sứ quán; đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã có cơ hội trải nghiệm những nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Tin khác

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Những ngày này, căn nhà nhỏ của Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lại ngập tràn màu sắc. La liệt những thanh tre nứa, những tờ giấy bóng kính đủ màu, những chiếc đèn ông sao vừa hoàn thiện, cả vô vàn những đèn con tôm, con công, hình nộm tiến sĩ giấy… Căn nhà tuy có chút lộn xộn nhưng ngập tràn không khí, màu sắc vui tươi. Theo lời bà Tuyến, cả làng Hậu Ái chỉ còn duy nhất gia đình bà còn làm nghề này.
Người Việt gốc Lào trên đất Bản Đôn

Người Việt gốc Lào trên đất Bản Đôn

Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 một số thương nhân ở đất nước triệu voi (Lào) đến vùng đất Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ngày này) để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, người dân đầy lòng mến khách nên họ quyết định dừng chân lập làng sinh sống.
Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

Trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Thời Đại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil cho biết, Từ điển chủ đề Bồ - Việt ra đời sau 12 năm kể từ khi thai nghén đến lúc hoàn thành. Đây là đóng góp lâu dài của Hội vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao... giữa hai nước Việt Nam - Brazil cũng như giữa Việt Nam với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới.
“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.
Phiên bản di động