Tết Canh Tý 2020: Nhìn lại những vị vua tuổi Tý vang danh lịch sử
15 lời chúc Tết Canh Tý 2020 ngắn gọn nhưng ấn tượng |
Tết Canh Tý 2020, khán giả không nên bỏ qua những chương trình truyền hình này |
Vua Trần Thánh Tông (Canh Tý, 1240-1290) là vị vua thứ hai nhà Trần, con trưởng vua Trần Thái Tông. |
Trong lịch sử dân tộc, Trần Thánh Tông được biết đến là người có công rất lớn trong trận thắng quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần 2 và 3. Sau đó, ông lui về Bắc cung tu Phật, chuyên tâm soạn kinh sách Phật.
Các tác phẩm để lại gồm: Di hậu lục, Cơ cừu lục; Thiền tông liễu ngô ca và 6 bài thơ chép ở Đại Việt sử ký toàn thư và Việt âm thi tập.
Trần Anh Tông (Bính Tý, 1276-1320) là vua thứ tư nhà Trần, con trưởng vua Trần Nhân Tông. Ông tên thật là Trần Thuyên, sinh ngày 25/2/1276, lên ngôi năm 17 tuổi. |
Sinh thời, ông đặc biệt ưu đãi các cựu thần có công trong cuộc đánh đuổi quân Nguyên Mông, và trân trọng sử dụng các bậc nhân tài. Việc chính trị, văn hóa, quân sự đời ông đều mở mang, tiến triển tốt đẹp. Sau khi truyền ngôi cho con, ông về chăm việc tu Phật, sáng tác thơ văn.
Ông có tập Thủy vân tùy bút ngoại tập và bài Thạch dược châm, Pháp sự tân văn, Hiệu đính công văn cách thức, nhưng ông đốt bỏ không lưu truyền. Nay chỉ còn 12 bài thơ ghi chép trong Việt âm thi tập.
Trần Minh Tông (Canh Tý, 1300-1357) là vua thứ 5 nhà Trần, con vua Trần Anh Tông. Ông tên thật là Trần Mạnh, sinh ngày 4/9/1300, lên ngôi khi mới 14 tuổi. |
Mặc dù lên ngôi sớm nhưng vua Minh Tông đã có nhiều chính sách về văn hóa, chính trị, tôn giáo được lịch sử ca tụng. Ông chú trọng phát triển nông nghiệp, kêu gọi các vương hầu trả lại ruộng tư hữu đã lấn chiếm, giúp nông dân có ruộng cày.
Ông ở ngôi 15 năm (1314- 1329) sau nhường ngôi cho con làm Thái thượng hoàng.
Ông soạn tập thơ Minh Tông thi tập nay đã mất, chỉ còn sót 25 bài thơ ghi chép ở Toàn Việt thi lục.
Trần Duệ Tông tên thật Trần Kính (Bính Tý, 1336 - 1377) là vua thứ 9 nhà Trần, con vua Trần Minh Tông, em vua Trần Nghệ Tông. |
Ông là vị vua có tính cách quyết đoán, năm 1377 ông thân chinh đi đánh Chiêm Thành và chết tại trận, hưởng dương 41 tuổi. Ông có tài văn thơ, tác giả một số thơ văn, nhưng phần lớn bị thất lạc.
Lê Kính Tông (Mậu Tý, 1588- 1619) là vị vua thứ năm của nhà Lê Trung hưng và thứ 16 của nhà Hậu Lê. Ông tên thật là Lê Duy Tân, lên ngôi năm 11 tuổi nhưng phụ thuộc vào chúa Trịnh Tùng nhiều. |
Ông là vua đầu tiên chứng kiến cuộc tranh hùng giữa hai họ Trịnh - Nguyễn, bị áp lực của Bình An vương Trịnh Tùng rất nặng. Ông từng thực hiện kế hoạch nhằm lấy lại thực quyền trong tay chúa Trịnh tuy nhiên bất thành và bị ép chết.
Duy Tân (Canh Tý, 1900-1945) là vua thứ 11 của nhà Nguyễn, con thứ 8 của nhà vua yêu nước Thành Thái. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San, ông lên ngôi lúc còn bé khi vua cha Thành Thái bị thực dân Pháp đưa đi đày. |
Là người yêu nước, ông tỏ thái độ bất hợp tác với quân cướp nước và tán thành cuộc khởi nghĩa 1916. Việc đại nghĩa thất bại, ông bị bắt ngày và bị đày sang đảo Reuion ở châu Phi. Ông mất vì một tai nạn máy bay ở Bắc Phi. Mãi đến ngày 2/4/1987 hài cốt vua Duy Tân mới được đưa từ đảo Reuion về Việt Nam rồi đưa về Huế cải táng bên cạnh vua Thành Thái.
Tết Canh Tý mạn đàm chuyện… Mỹ Thập niên 1960 – 1970 ở miền Bắc, thời trang cao bồi nhất định phải là quần ống tuýp, áo sơ mi bó chẽn hở ... |
Tết Canh Tý 2020, khán giả không nên bỏ qua những chương trình truyền hình này Hàng loạt các chương trình nghệ thuật, giải trí đặc sắc sẽ được phát sóng trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 khán ... |
Cách làm sung muối chua ngọt và sung muối xổi cho Tết Canh Tý 2020 Tham khảo cách làm món sung muối chua ngọt và sung muối xổi chống ngấy cho ngày Tết Canh Tý 2020. |