Tây Nguyên vào mùa hạn, nghề đào giếng thuê đắt khách
Đắk Nông - vùng đất Tây Nguyên với những đặc sản nổi tiếng |
Nắng nóng và hạn mặn ở Miền Trung - Tây Nguyên khiến đời sống người dân lao đao |
Người nông dân ở Tây Nguyên đang lo lắng vì thiếu nước tưới |
Khoảng gần hai tháng trở lại đây, Tây Nguyên bước vào mùa hạn hán. Năm nay hạn hán nặng hơn mọi năm, thế nên hàng chục ngàn hộ dân trồng cây công nghiệp ở khắp Tây Nguyên phải lao đao vất vả để có nước tưới. Một trong những cách làm đều đặn như mọi năm là đào thêm giếng mới, hoặc vét sâu thêm giếng cũ lấy nước.
Cà phê Tây nguyên đang vào mùa khô hạn nặng. |
Chính vì thế, đào giếng tuy là nghề thời vụ đem lại thu nhập khá, tuy nhiên công việc này rất vất vả và nguy hiểm. “Đào giếng nguy hiểm lắm, mỗi lần xuống đáy giếng là mỗi lần rủi ro cao, sự sống và cái chết gần như nhau, chỉ khi nào lên mặt đất mới chắc mình sống”, ông Rơ Châm Keh (52 tuổi, đang đào giếng nước tại làng Mơ Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) vốn là một thợ đào giếng chuyên nghiệp với gần 30 năm kinh nghiệm bộc bạch.
Ông Keh cùng 4 anh em khác đã vào mùa đào giếng gần tháng nay. Một tuần nay ông cùng nhóm thợ đào giếng vật lộn với độ sâu gần 30 mét mà chưa thấy nước nên công việc vẫn phải tiếp tục dù ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Từ lúc bắt tay vào làm nghề đến nay, ông Keh đã đào gần 200 cái giếng ở khắp các huyện Chư Sê, Chư Păh, Đăk Đoa, Ia Grai…
Đội thợ đào giếng thuê của ông Keh bắt đầu công việc |
Dưới cái nắng gay gắt, những người thợ đào giếng trong nhóm của ông Nguyên vẫn hì hục đào từng mét đất. Làm việc từ sáng sớm đến 11 giờ trưa, một người thợ mới lên mặt đất để lấy sức và uống ngụm nước trước khi trở lại lòng đất. Đồ nghề vỏn vẹn có một bộ tời quay bằng tay, vài chiếc thùng bằng sắt đựng đất đá để kéo lên, một chiếc quạt để thổi không khí xuống, xà beng, búa, đục và cái xẻng.
Ông Keh cho biết, thông thường những thợ đào giếng thường tập trung lại thành tổ mỗi tổ từ 3- 5 người với hai thợ chính thay nhau lên xuống dưới đào đất, những người còn lại dùng tời quay lấy đất từ dưới giếng lên. Anh Siu Phơn (35 tuổi), một người thợ đào giếng cho biết: “Nghề đào giếng này cực nhọc, vất vả lắm, cứ mỗi lần đu dây từ dưới giếng lên tôi cứ nghĩ quẩn chẳng may đứt dây rơi xuống thì chỉ có mất mạng, nghề này không giành cho người hậu đậu, yếu tim mà phả có lòng can đảm và sự liều lĩnh cần thiết”.
Việc khoanh tròn miệng giếng để đào xuống dưới thường là người "có tay" đảm nhiệm |
Trung bình thời gian hoàn thành một cái giếng mất từ 12 đến 15 ngày, tiến độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ cứng hay mềm của đất, đá lẫn địa hình. May mắn gặp chỗ đất mềm, thì mỗi ngày đào được hơn 4 mét. Mỗi mét sâu tính 7 trăm nghìn đồng, còn địa hình đá nhiều thì 1triệu đồng. Với mức giá đó, mỗi ngày 2 người đào giếng có thể kiếm gần 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, gặp nơi toàn đá xanh, đá tảng, loại đất xen đá thì hết sức vất vả, người thợ có đục đẽo cả ngày cũng chỉ được chừng 1 – 2 mét. Nếu đào xuống 25 – 30 mét vẫn chưa có nước thì phải khoan ngang để tìm mạch. Mặc dù đào giếng là công việc thu nhập khá cao, giải quyết được công ăn việc làm nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và còn lắm gian nan.
Miệng giếng cần được đảm bảo an toàn để đất phía trên không gây sụt lún |
Gần nửa cuộc đời đào giếng, ông Keh đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm và luôn dùng kinh nghiệm của mình tư vấn chọn vị trí đào tốt nhất để có nguồn nước sinh hoạt cho bà con. Ông cho biết, nghề này cực kỳ nguy hiểm, không cẩn trọng là tai nạn thường xuyên xảy ra. Những người thợ đào giếng phải làm việc sâu dưới lòng đất tăm tối, khí hiếm ngột ngạt, tính mạng của họ như “sợi chỉ treo chuông”.
Đồ bảo hộ là những manh áo vải, những chiếc mũ vành hoặc may mắn hơn là chiếc mũ bảo hộ của công nhân xây dựng. “Bảo hộ kiểu nào cũng nằm gọn trong lòng giếng chứ tránh đi đâu được. Đất đá khi bị bung khỏi sọt hay đứt dây thì chỉ biết co người hứng chịu chứ tránh đi đâu được nữa. Để tránh những chấn thương không đáng có hay những nguy hiểm như sụt đất, đá, sập giếng thì không bảo hộ nào hơn là hãy làm một cách cẩn thận và tỉ mẩn”, ông Keh bộc bạch.
Bữa cơm trưa của đội đào giếng thuê đạm bạc |
Để đảm bảo an toàn, có một nguyên tắc mà bất kỳ người thợ đào giếng thuê nào cũng phải luôn ghi nhớ, đó chính là sự cẩn trọng từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn tất công việc. Đặc biệt, những người thợ đào giếng như ông Keh rất ngại khi nhận đào lại những cái giếng cũ bởi có thể bị lở và đất đá vùi lấp.
Chỉ với những dụng cụ thô sơ, làm việc dưới độ sâu vài chục mét trong lòng đất, thợ đào giếng phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm như đứt dây tời, sỏi đá rơi, ngạt thở, sập đất vùi thân bất cứ lúc nào. Biết vậy, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì “cái nghiệp” đã bám vào thân nên phải theo nghề, không dứt ra được.
Lý Sơn: Chuyện về người gánh nước thuê cuối cùng ở giếng Vua 700 năm tuổi Ông bảo, đến lúc nào không thể đi lại nữa ông mới thôi làm nghề. |
“Giếng nước siêu to khổng lồ” trăm tuổi ở thành phố cổ xưa nhất Miền Tây Được đào cách đây hàng trăm năm, một “giếng nước” ở TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cỡ khủng với chiều rộng miệng giếng lên đến ... |
Người Việt Nam chưa giàu đã già và gánh nặng an sinh Đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng nhưng từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân ... |