Tàu nghiên cứu khoa học 'Viện sĩ Oparin' cập cảng Nha Trang để khảo sát biển
13 nhà khoa học Việt Nam được thế giới vinh danh nhờ thành tích trong công bố nghiên cứu 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn đã được Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới vinh danh theo kết quả cập nhật ngày 9/3/2023. |
Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức Tăng cường đầu tư Nhà nước, tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý,… là những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) được các đại biểu đưa ra thảo luận tại Hội thảo có chủ đề “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của nữ trí thức để phát triển đất nước: Thực trạng và Giải pháp” diễn ra vào ngày 6/4 tại Hà Nội. |
Đây là hoạt động nằm trong lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018 - 2025 giữa Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học Nga (RAS). Hoạt động này giúp đội ngũ các nhà khoa học biển của Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm hơn qua những chuyến khảo sát và hợp tác khoa học. Các chuyến khảo sát cũng góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai đất nước.
Tàu “Viện sĩ Oparin” cập Cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: VOV). |
Chuyến khảo sát lần thứ tám này mang ý nghĩa quan trọng vì đây hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai viện hàn lâm vừa được thông qua tại Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Nga vào tháng 4/2023 vừa qua cũng như góp phần triển khai hiệu quả Biên bản Khóa họp 24 giữa Chính phủ hai nước.
Viện Hải dương học nhận thức rất rõ đây là nhiệm vụ hợp tác quốc tế quan trọng, góp phần nâng cao năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học biển của Viện Hải dương học nói riêng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung; đặc biệt các lãnh đạo Viện Hải dương học trong những năm gần đây đều đã trưởng thành từ những chuyến khảo sát Oparin chung này.
Dự kiến ngày 18/5, tàu “Viện sĩ Oparin” sẽ khởi hành bắt đầu chuyến khảo sát hỗn hợp lần thứ 4 tại các vùng biển của Việt Nam, với sự tham gia của gần 40 nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành của hai Viện Hàn lâm, trong khoảng thời gian một tháng.
Tại lần khảo sát này, các nhà khoa học của hai nước sẽ nghiên cứu toàn diện về đa dạng sinh vật biển trên Biển Đông, nghiên cứu về các rạn san hô, vi sinh vật biển để tìm kiếm những nguồn hóa chất sinh học mới.
Tàu nghiên cứu “Viện sĩ Oparin” (Akademik Oparin) được đóng năm 1985 tại Phần Lan, mang quốc tịch Liên bang Nga (số đăng ký: 8412376-MMSI: 273438800). Chủ sở hữu là Viện Hải dương học P. P Shirshov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga; đơn vị điều hành là Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Tàu nghiên cứu "Viện sĩ Oparin" dài hơn 75m, trọng tải hơn 2.400 tấn. Tàu có thể đi biển dài ngày, đủ không gian cho 36 nhà khoa học với 5 phòng thí nghiệm và 30 thủy thủ đoàn. Tàu này được trang bị nhiều thiết bị hiện đại giúp lặn ở vùng biển, thu mẫu ở vùng biển sâu. Chuyến khảo sát khoa học biển đầu tiên tại khu vực Biển Đông trên con tàu “Viện sĩ Oparin” được tiến hành năm 1987, tiếp theo là các năm 1988 và 1989 với sự tham gia của một số nhà khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường biển và Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. |
ĐH Nam Cần Thơ cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong đào tạo Đó là phát biểu của TS. Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường ĐH Nam Cần Thơ (25/01/2013 – 25/01/2023), diễn ra sáng ngày 12/1 tại TP Cần Thơ. |
Tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 cập cảng Hạ Long Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 với gần 2.000 du khách châu Âu, chủ yếu là quốc tịch Đức. |