Tàu chiến Mỹ tập trận cùng nhiều nước tại Tây Thái Bình Dương
Lục quân Mỹ xác nhận sắp triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương |
Hải quân Mỹ tuyên bố đã "đánh chìm" thành công một "tàu ngầm Nga" ở Đại Tây Dương |
Tàu khu trục USS Rafael Peralta cùng các tàu của Úc, Singapore và Brunei trong cuộc tập trận. Ảnh: thanhnien.vn |
Trang web của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ ngày 5.8 đưa tin tàu khu trục USS Rafael Peralta (lớp Arleigh Burke) của Hải quân Mỹ đã tập trận cùng tàu chiến của các nước Úc, Singapore và Brunei ở Tây Thái Bình Dương.
Các tàu thực hành và tinh chỉnh các kỹ năng chiến thuật như tiếp tế khi đang chạy, thiết lập đội hình và liên lạc. Bên cạnh đó, các trực thăng từ nhiều tàu còn thực hành đáp sang các tàu khác trong lúc diễn tập.
“Cơ hội diễn tập đa phương như thế này giúp cải thiện an ninh khu vực bằng cách cùng nhau vượt qua các thách thức. Quan trọng nhất là các sĩ quan và thủy thủ trên tất cả 5 tàu xây dựng được lòng tin và mối quan hệ lâu dài”, theo sĩ quan Chad Trubilla, chỉ huy tàu USS Rafael Peralta.
Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ duy trì cam kết cùng các đồng minh, đối tác trong khu vực và bảo vệ quyền, sự tự do và việc sử dụng hợp pháp các vùng biển của tất cả các nước.
Các cuộc tập trận có liên quan đến Trung Quốc? Ngày 21/7, Hải quân Mỹ cho biết nước này đã bắt đầu cuộc tập trận 3 bên trên biển Philippine cùng Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Australia. Tàu sân bay USS Ronald Reagan, tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Antietam và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin tham gia tập trận cùng các chiến hạm Stuart và Arunta, tàu khu trục Habart, tàu sân bay trực thăng Caberra, hạm đội Sirius của Australia và tàu khu trục Teruzuki của Nhật Bản. Cuộc tập trận bắt đầu từ 19/7, một ngày trước khi Hải quân Mỹ và Ấn Độ tiến hành các cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia thiết lập đối thoại an ninh bốn bên (hay Quad – Tứ giác kim cương) từ năm 2007. Tuy nhiên, một số nước trong nhóm vẫn tỏ ra thận trọng để không bị coi đây như nỗ lực thiết lập liên minh quân sự hay một NATO châu Á. Năm 2007, Australia trấn an Trung Quốc rằng Canberra chỉ muốn hạn chế khuôn khổ hợp tác trong Quad ở vấn đề thương mại và văn hóa. Cũng trong năm đó, Ấn Độ nhấn mạnh với Trung Quốc rằng Quad sẽ không bao gồm các mối quan hệ về an ninh. Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc tập trận với sự tham gia của cả 4 nước Quad ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khiến các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu “sự rụt rè” trước kia của Ấn Độ hay Australia đã trở nên mờ nhạt hay không. Theo các nhà phân tích, phép thử thực sự sẽ là liệu Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ có mời Australia cùng tham gia cuộc tập trận 3 bên thường niên Malabar vào cuối năm nay hay không. Năm 2007, Australia được mời tham gia với tư cách thành viên không thường trực. Tuy nhiên năm 2018, Ấn Độ không mời Australia để tránh “mang tiếng” xây dựng một nhóm quân sự nhằm vào Trung Quốc. Sau các vụ đụng độ biên giới trên dãy Himalaya với Trung Quốc trong những tuần gần đây, quan điểm dư luận ở Ấn Độ dường như đang thay đổi nhanh chóng. “Việc cả 4 thành viên Quad cùng tham gia vào một cuộc tập trận quân sự sẽ cho thấy một giải pháp thống nhất nhằm đối phó và cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corp. có trụ sở ở California (Mỹ) nói. |
Hải quân Mỹ tuyên bố đã "đánh chìm" thành công một "tàu ngầm Nga" ở Đại Tây Dương Hải quân Mỹ săn tìm tàu ngầm Nga băng qua Đại Tây Dương và tuyên bố đã phá hủy tàu ngầm này thành công. |
Hơn 20 tàu chiến của Hải quân Nga bắt đầu tập trận quy mô lớn tại Biển Đen Theo kế hoạch huấn luyện chiến đấu của hải quân Nga, một số nhóm tác chiến của Hạm đội Biển Đen đã tiến vào vùng ... |
Tàu chiến Úc, Mỹ, Nhật đoàn kết đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông Năm tàu chiến Úc vừa gia nhập các lực lượng Mỹ và Nhật Bản để thể hiện sức mạnh đoàn kết trong bối cảnh Trung ... |