Tập huấn kiến thức tài chính, kỹ thuật số cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam
Buổi lễ có sự tham gia của hơn 50 đại biểu đại diện các Bộ và cơ quan liên quan như: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Quỹ Châu Á khởi động dự án “Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi”. |
Dự án “Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi” được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phê duyệt và do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) thực hiện. Dự án do Quỹ Châu Á tài trợ với sự đồng hành của Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Tài chính vi mô Thanh Hóa và Quỹ hỗ trợ hộ gia đình thu nhập thấp phát triển kinh tế (VietED).
Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc CWD cho biết, sáng kiến "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi" được hình thành trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi hơn 40% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa trên khắp ASEAN cho biết tình hình kinh tế của họ đã trở nên xấu đi do tác động của đại dịch. Trong đó, các doanh nghiệp do nữ làm chủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Với thành công của sáng kiến tại Malaysia và Indonesia, giúp 6.500 chủ doanh nghiệp nữ được đào tạo, hướng dẫn về nâng cao kỹ năng kỹ thuật số, “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi” tiếp tục mở rộng sang Việt Nam, Nepal và một số nước trong khu vực châu Á.
Tại Việt Nam, dự án hướng đến mục tiêu cung cấp kiến thức tài chính, kinh doanh và kỹ thuật số nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đang phát triển của Việt Nam ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn. Đây là các đối tượng thiếu khả năng tiếp cận kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển và số hóa kinh doanh.
Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD). |
Theo đó, dự án sẽ đào tạo cho khoảng 400-500 cán bộ cơ sở, từ đó tiếp tục đào tạo cho 25.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các địa phương. Nội dung đào tạo bao gồm: kỹ năng khởi sự và quản trị kinh doanh, hiểu biết về tài chính và kỹ năng nền tảng về môi trường số. Chương trình đào tạo được triển khai trực tuyến với các buổi đào tạo, nói chuyện chuyên đề và hướng dẫn, kèm cặp sau đào tạo.
“Việc được trang bị những kiến thức kinh doanh một cách tổng quan, thực tế, linh hoạt về thời gian, phương thức do được số hóa và hoàn toàn miễn phí sẽ giúp cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có nhiều cơ hội dể tăng trưởng. Chúng tôi mong muốn, hiệu quả dự án không chỉ dừng lại ở con số 25.000 hội viên phụ nữ được tiếp cận kiến thức thông qua các bài giảng trực tuyến, mà lớn hơn là sự phát triển kinh tế cho phụ nữ và gia đình họ tại địa phương, góp phần năng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ Việt Nam”, bà Dương Thị Ngọc Linh nói.
Ông Michael DiGregorio (bên trái), Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam. |
Ông Michael DiGregorio, Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam cho biết: Quỹ xác định kinh tế số, kinh tế điện tử sẽ là tương lai phát triển của không chỉ Việt Nam mà của toàn thế giới. Thông qua dự án, Quỹ mong muốn giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do nữ làm chủ có thể tiếp cận kỹ năng, công nghệ, mạng lưới quan hệ, tính kết nối thị trường và nguồn tài chính. Từ đó thúc đẩy tính bền vững và tăng trưởng của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ phát huy vai trò thúc đẩy công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam Đây là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong cuộc tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tại Hà Nội vào ngày 20/3. |
Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư Brazil Tính ổn định chính trị, nguồn nhân lực chất lượng, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, chính sách cởi mở… là những lợi thế của thị trường Việt Nam trong việc thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư Brazil. |