Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân bằng việc gỡ bỏ 'rừng thủ tục'
Ngày 10/3, phát biểu tại phiên họp của UBQG về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban nêu rõ với việc ban hành Nghị quyết số 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, lần đầu tiên chúng ta có kế hoạch tổng thể về triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân bằng giảm 'rừng thủ tục'. |
Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ủy ban, các chuyên gia, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết trong xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số thời gian qua.
Những kết quả đạt được này có sự đóng góp của hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vì cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử là một trong các trọng tâm hoạt động của Tổ công tác.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác từng chia sẻ tại buổi kiểm tra các bộ, ngành do Tổ công tác tổ chức hồi cuối tháng 8/2017 về tình hình cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, khi đó, một thực tế được nêu ra là: Để sản xuất mặt hàng chocolate cần 13 giấy phép, một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải theo 4 văn bản của cùng một bộ…
“Rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành như vậy khiến cộng đồng doanh nghiệp phải chi tới 14.300 tỷ đồng/năm. Vào thời điểm đó, số mặt hàng chịu sự kiểm tra của 2 đến 3 bộ, cơ quan rất lớn, lên tới 58% tổng số mặt hàng, trong khi thủ tục kiểm tra lại quá phức tạp.
Theo ông Mai Tiến Dũng, các cuộc kiểm tra chuyên đề đã kịp thời phát hiện nhiều bất cập, chồng chéo về cơ chế, chính sách; cắt giảm “rừng thủ tục” những rào cản liên quan đến thể chế, chính sách, dễ tạo kẽ hở để cán bộ thực thi công vụ sách nhiễu, tiêu cực; những khoảng trống pháp lý cần khẩn trương hoàn thiện và ban hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước.
Tổ công tác đã kịp thời phát hiện nhiều quy định bất cập, chồng chéo về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu các bộ, cơ quan rà soát lại và bãi bỏ.
Từ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay, có 87 Luật, Nghị định, Thông tư về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải điều kiện kinh doanh và 30 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; 1.501 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đã xử lý, giao cho một đầu mối chịu trách nhiệm kiểm tra chuyên ngành.
Tổ công tác cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ các bộ, cơ quan, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và việc triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tại các cuộc kiểm tra về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan, địa phương và kiểm tra thực tế việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các Trung tâm hành chính công.
Hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông, của các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh đã giúp hạn chế phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực; tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước; từng bước làm thay đổi mối quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
Sau hơn 2 năm triển khai Nghị định số 61 của Chính phủ, đến nay, đã có 59/63 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 100% bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn hệ thống một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; chất lượng giải quyết hồ sơ đã được cải thiện rõ rệt khi tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt từ 97,37% trở lên.
Có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh; nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương…
Một số hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng và đưa vào vận hành đã giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan Nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
Các hệ thống thông tin: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng Dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành giúp tiết kiệm chi phí xã hội ước tính trên 9.900 tỷ đồng/năm (theo cách tính của OECD) và nhận được phản hồi tích cực của xã hội.
Các hệ thống này cũng tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc giữa các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; vừa tạo lực kéo vừa tạo lực đẩy trong triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử thời gian qua đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các bộ, ngành, địa phương, tạo niềm tin trong nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thông quan thuận lợi qua các cửa khẩu Thủ tướng ba nước nhất trí tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác; đẩy mạnh hợp tác, giao lưu giữa 13 địa phương giáp biên; thúc đẩy xây dựng chợ biên giới và các trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa giữa ba nước. |
Chính phủ điện tử góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp Nhiều kết quả tích cực được xác định sau thời gian xây dựng Chính phủ điện tử vừa qua, nổi bật là nâng cao chất lượng phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; đổi mới phương thức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng tới Chính phủ không giấy tờ. |
Ngân hàng tiếp tục tiếp tục miễn giảm phí, lãi vay… hỗ trợ doanh nghiệp NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, nhấn mạnh các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho vay mới... theo thẩm quyền và theo quy định tại các thông tư đã ban hành. |