Tăng cường mối quan hệ giữa Phật giáo hai nước Việt Nam và Lào
Theo Phạm Kiên-Bá Thành/TTXVN 23/09/2022 18:01 | Bốn phương kết nghĩa


Cùng dự còn có Chư tôn đức Tăng hai nước, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và đại diện Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước.
![]() |
Quang cảnh cuộc hội đàm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN |
Phát biểu tại hội đàm, Hoà Thượng Bounma Simavong bày tỏ vui mừng được đón đoàn đại biểu Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang thăm Lào đúng vào dịp hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt - Lào 2022; cho biết đến nay Lào có 29.202 tăng ni và 5.210 ngôi chùa.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Hoà Thượng Bounma Simavong đề nghị Giáo hội Phật giáo hai nước tiếp tục triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký năm 2005 và 2018; đồng thời đề nghị hai Giáo hội nâng cấp quan hệ hợp tác toàn diện để tương xứng với mối quan hệ hữu nghị vĩ đại giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước; tăng cường công tác ngoại giao nhân dân thông qua Ban Điều phối công tác Phật sự Lào - Việt Nam cũng như Phật tử hai nước thông qua các ngày lễ quan trọng của đạo Phật ở cấp trung ương và địa phương.
Cảm ơn Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị, Hoà Thượng Thích Thiện Nhơn cho biết đây là chuyến công du Phật sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung ương Phật giáo Việt Nam đến đất nước Lào tươi đẹp sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào chính là nền tảng vững chắc cho tình huynh đệ thắm thiết giữa Phật giáo hai nước.
Hoà Thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạng Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác, giao lưu với Phật giáo Lào; Đề nghị Giáo hội Phật giáo hai nước tăng cường thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác, phát triển Phật giáo, xiển dương chính pháp của Đức Như Lai, đem lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước và xây dựng hòa bình thế giới.
Theo Hoà Thượng Thích Thiện Nhơn, trong bối cảnh thế giới đang hội nhập sâu sắc, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Lào cần tăng cường hợp tác hữu nghị, phối hợp chặt chẽ trong công tác Phật sự, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực hoằng pháp, giáo dục Phật giáo, từ thiện xã hội, các Phật sự cộng đồng, và ứng dụng khoa học công nghệ trong Phật sự…để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn nạn toàn cầu đang phải đối diện như khủng hoảng niềm tin, xung đột bạo lực, khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu, nghèo đói, bệnh dịch…nhằm đem lại đời sống an lạc, hòa bình thịnh vượng cho nhân loại.
Để đạt được mục đích trên, Giáo hội Phật giáo hai nước cần phát huy những kết quả đã đạt được trong sự hợp tác, giao lưu giữa Phật giáo hai nước Việt Nam và Lào trong thời gian vừa qua; Tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn nhằm củng cố và phát triển tình đoàn kết, hòa hợp trong Tăng đoàn chư tăng đồng thời giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị tình anh em đặc biệt giữa cộng đồng Phật tử và nhân dân hai nước. Phật giáo của các tỉnh biên giới của hai nước tiến hành ký kết các hợp tác, giao lưu với từng địa phương của mỗi nước trong công tác Phật sự; Triển khai hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo và giao lưu học thuật, phiên dịch kinh điển Phật giáo; Tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác giáo dục, nghiên cứu Phật học ở các cấp cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ Phật học; Tăng cường tổ chức, triển khai các hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm đưa ánh sáng giáo lý từ bi của Đạo Phật vào trong đời sống xã hội, giúp đỡ cộng đồng Phật tử có hoàn cảnh khó khăn, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cộng đồng hạnh phúc, an lạc; Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại 4.0 vào trong công tác hoằng dương chính pháp, xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh cùng đất nước trong hội nhập quốc tế. Phật giáo mỗi nước làm tròn sứ mệnh cùng dân tộc, đồng thời đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, cùng nhau góp phần ổn định và phát triển trong cộng đồng ASEAN và trên thế giới.
Truyền hình
Đáng chú ý
Khai mạc Diễn đàn công tác xã hội Á - Âu lần thứ 14

Bài viết mới
Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và tỉnh Thừa Thiên Huế

Hỗ trợ hơn 1000 máy thái chuối cho các hộ gia đình Lai Châu, Hà Giang

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.