Tại khoản MXH chưa định danh 2 lớp không được viết bài, bình luận hay livestream?
Ảnh minh họa |
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
Theo Bộ TT&TT, đến hết tháng 6/2021, có 829 mạng xã hội (MXH) được cấp phép, tuy nhiên số lượng mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng thường xuyên trở lên chỉ chiếm dưới 5%. Tổng số người dùng tại Việt Nam của nhóm 10 MXH hàng đầu trong nước có mức độ ảnh hưởng và phổ biến thì vẫn còn rất hạn chế so với mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, Youtube, TikTok...
Bộ TT&TT nhận định, các MXH xuyên biên giới này chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định xã hội, gây bất bình đẳng với doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng MXH để hoạt động báo chí, tổ chức phát trực tuyến (livestream) để cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác và thông tin, dịch vụ vi phạm pháp luật nên cần sớm bổ sung quy định điều chỉnh.
Với những lý do trên, Bộ TT&TT đề xuất một số quy định mới về cấp phép MXH và quy định để hạn chế tình trạng báo hóa.
Trong đó, quy định về cấp phép của dự thảo nêu rõ: Đối với các MXH trong nước mới thành lập, lượng người truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu (không phải cấp phép), khi được cơ quan quản lý xác nhận đã thông báo thì bắt đầu được hoạt động theo quy định (có quy định trách nhiệm cụ thể với các MXH). Các MXH đã thông báo phải cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ MXH, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Sau khi thông báo, Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượng người truy cập (UV-Unique visitor) thường xuyên của trang;
Khi MXH trong nước đạt đến mốc từ 10.000 người truy cập thường xuyên/tháng (căn cứ theo kết quả của Bộ TT&TT công bố) thì phải thực hiện thủ tục cấp phép. Bộ TT&TT sẽ thông báo cho các doanh nghiệp có MXH đạt mốc phải cấp phép.
MXH của nước ngoài phải thực hiện thủ tục thông báo/xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam đạt mốc như nêu trên.
Cũng theo dự thảo, chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, nếu không thì chỉ được xem tin, bài.
Chỉ các MXH có giấy phép thiết lập mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.
MXH đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ các dịch vụ, nội dung chuyên ngành vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp không tuân thủ, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu dừng hoạt động/tạm đình chỉ tên miền của toàn bộ nền tảng MXH đa dịch vụ cho đến khi MXH thực hiện các yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm.
Mời độc giả xem toàn văn dự thảo tại đây.
Chủ nhân clip "quán bar Sunny" đưa lên mạng xã hội để lôi kéo người cá độ bóng đá Sau khi biết về vụ nhóm người Trung Quốc đã di chuyển, có quan bar – karaoke Sunny làm lây lan dịch bệnh, Thắng cắt ghép dựng clip đưa lên trên các trang mạng của Thắng quản lý. Mục đích của Thắng là lôi kéo mọi người vào xem, để câu view lấy tiền và để mọi người tham gia cá độ bóng đá”. |
Năng lượng tích cực: Vợ chồng đoàn tụ sau 11 năm mất tích nhờ xem TikTok Vô tình đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội, chị Tuyết không ngờ rằng mình đã giúp một gia đình đoàn tụ sau nhiều năm không có tin tức. |
Thế hệ Gen Z và tiềm năng không thể bỏ qua trong tương lai Khoảng thời gian gần đây, mạng xã hội Việt Nam xuất hiện cụm từ “Gen Z” - một thuật ngữ chỉ người sinh từ năm 1997 đến 2012. Cụm từ này trở thành tiếng nói đại diện cho thế hệ trẻ, những người tiếp cận mạng xã hội từ rất sớm. |