Sưu tập đồng hồ Liên Xô cũ: Níu giữ một thủa vàng son
"Quỷ thần" MGM-31 Pershing II - nỗi ám ảnh kinh hoàng một thời của Liên Xô bất ngờ được Mỹ nâng cấp Hiện không rõ Pershing II đã được nâng cấp những gì so với nguyên bản trước khi tên lửa này dừng hoạt động theo quy định của Hiệp ước INF. |
Nga sở hữu "quốc bảo Liên xô" cỡ nòng lên tới 240mm có khả năng bắn đạn hạt nhân Cối tự hành có khả năng bắn những quả đạn nặng tới 130kg đi xa tới 20km, đủ sức công phá hoàn toàn một khu vực. |
Một số mẫu đồng hồ trong bộ sưu tập của anh Vũ Anh Tuấn. Ảnh: Hoàng Yến |
Những bộ sưu tập cỗ máy thời gian
Chúng tôi đến tham dự buổi giao lưu của nhóm Đồng hồ Liên Xô và những người bạn vào một ngày thu tại 20 Ngô Quyền, Hà Nội. Hàng ngàn chiếc đồng hồ với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã được các nhà sưu tầm trưng bày tại đây.
Anh Vũ Anh Tuấn sở hữu bộ sưu tập gồm 500 chiếc đồng hồ Liên Xô. Ảnh: Hoàng Yến |
Anh Vũ Anh Tuấn (sinh năm 1963) giới thiệu cho chúng tôi chiếc đồng hồ Poljot de luxe 23 jewels, được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là chiếc đồng hồ 23 chân kính chống sốc, máy 2209, vỏ mạ vàng 20 micron. Poljot 23 jewels sản xuất trong thời gian từ năm 1965-1979. Anh Tuấn cho biết, lượng vàng trong Poljot 23 jewels lớn nhất trong tất cả các mẫu đồng hồ trên thế giới. Bởi vậy, sau vài chục năm, đồng hồ vẫn giữ nguyên độ sáng bóng.
Đồng hồ Liên Xô du nhập vào Việt Nam trong thời bao cấp qua nhiều kênh khác nhau. Những du học sinh, chuyên gia quân sự Việt Nam được cử sang học tập tại Liên Xô thường sắm cho mình một chiếc đồng hồ khi trở về nước. Sau này, đồng hồ Liên Xô được Bộ Công thương nhập về bán tại các trung tâm thương mại.
Anh Tuấn nhớ lại: “Thời đi học tại trường THPT Trần Phú, ngày nào tôi cũng đi qua Bách hoá Tràng Tiền để được ngắm đồng hồ. Thời đó, giá một chiếc đồng hồ khoảng 50.000 đồng, gần bằng giá một chiếc xe đạp, bằng cả gia tài. Năm 1983, anh Tuấn được Nhà nước cử sang Liên Xô làm việc. Nhận tháng lương đầu tiên, anh rủ anh bạn cùng phòng ra cửa hàng đồng hồ, mua một chiếc Poljot Cornavin 34 jewels với giá 60 ruble, bằng nửa tháng lương của anh. Thời điểm đó, 60 ruble mua được 10 chiếc bàn là.
Hiện tại, sau gần 20 năm, bộ sưu tập đồng hồ của anh Tuấn đã lên tới 500 chiếc. Trong đó, có nhiều chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn như đồng hồ Tổng thống (Poljot President), đồng hồ kỷ niệm Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) tổ chức tại Nga năm 2018…
Anh Nguyễn Hùng Mạnh (sinh năm 1981) sở hữu bộ sưu tập hơn 200 chiếc đồng hồ và được chia theo nhiều chủ đề như lãnh tụ, cờ, quốc huy, cung hoàng đạo… Tình yêu đối với đồng hồ Liên Xô của anh Mạnh xuất phát từ những năm tháng đi học nghiên cứu sinh tại Đại học Giao thông đường bộ Moscow (MADI). Khi đó, anh theo người bạn đi ra chợ lưu niệm Izmailovo. “Mỗi khi ra chợ, anh bạn tôi thường mang theo khăn giấy để lau đồng hồ. Lớp vỏ mạ vàng sáng bóng hiện ra dưới lớp bụi thời gian đã thu hút tôi. Từ đó, tôi bắt đầu say mê và sưu tầm đồng hồ Liên Xô”, - anh Mạnh chia sẻ.
Anh Nguyễn Hùng Mạnh (phải) sở hữu bộ sưu tập hơn 200 chiếc đồng hồ. Ảnh: Hoàng Yến |
Câu lạc bộ những người yêu đồng hồ Liên Xô cũ
Mua bán đồ cũ ở chợ lưu niệm Izmailovo từ lâu đã trở thành nét văn hoá trong đời sống người dân Nga. Ngày cuối tuần, tiểu thương từ các vùng lân cận khu vực Moscow lại tụ tập về đây. Không chỉ mua bán, nơi đây giống như một Câu lạc bộ những người mê đồng hồ Liên Xô. Giá cả không phải là tiêu chí đầu tiên, mà họ chỉ bán đồng hồ cho những người cùng đam mê, sở thích. Chơi đồng hồ cũ, nên các nhà sưu tầm Việt Nam còn làm quen, kết bạn với thợ sửa đồng hồ. Khi tới đây, anh Mạnh không chỉ được tìm hiểu về các loại đồng hồ, mà còn được nói với nhau bằng tiếng Nga, thứ tiếng đã trở nên thân thuộc bởi anh từng bảo vệ luận án tiến sỹ bằng thứ tiếng này.
Thú vui từ việc chơi đồng hồ không chỉ ngắm, vuốt ve mà còn cảm nhận bằng cảm nhận bằng thính giác. Với dân nghiện đồng hồ, tiếng động cơ hoạt động, tiếng đếm giây tích tắc, tiếng chuông đồng hồ quá lắc tựa như bản nhạc ngân nga, êm tai.
Bộ sưu tập đồng hồ lên tới hàng trăm chiếc nên việc bảo quản cũng nhiều công phu. Do thời tiết Việt Nam nồm ẩm, dễ gây nấm mốc nên đồng hồ luôn được bảo quản trong tủ chống ẩm chuyên dụng. Để đồng hồ luôn vận hành trơn tru, khoảng 2-3 năm các nhà sưu tầm phải đem đồng hồ đi lau dầu, bảo dưỡng. Anh Mạnh cho biết: “Ông thợ lau dầu cẩn thận tháo hết từ tua-vit cho đến bánh răng, lau chải mượt mà. Mỗi lần bảo dưỡng như vậy tốn tới vài trăm ngàn cho một chiếc đồng hồ”.
Bộ sưu tập đồng hồ theo chủ đề quốc huy và lãnh tụ của anh Nguyễn Hùng Mạnh. Ảnh: Hoàng Yến |
Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam ưa chuộng đồng hồ Thuỵ Sĩ, Nhật Bản. Nhưng những người gắn bó với Liên Xô, với nước Nga vẫn luôn dành sự quan tâm đồng hồ Liên Xô, bởi đó như kỷ vật về những ngày tháng không thể nào quên tại “xứ sở Bạch Dương”. Và vô hình chung, sưu tầm đồng hồ Liên Xô là cách mà một thế hệ người Việt gìn giữ cho mình những ký ức về nước Nga - Xô Viết.
Video: Xe "đồng nát" từ thời Liên xô vẫn có thể lội băng băng qua mương nước sâu 2m GAZ-69 là mẫu xe huyền thoại nổi tiếng thời Liên Xô cũ được sản xuất vào năm 1973 vẫn vận hành khá tốt và khả năng lội nước vẫn rất "đỉnh". |
Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật về quan hệ hữu nghị Việt Nam và Liên Xô/Liên bang Nga Từ ngày 25/11 đến hết ngày 05/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề “Tình hữu nghị bền vững” về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô/Liên bang Nga. |