Sửa đổi một số quy định về phòng, chống rửa tiền
Những thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt Rửa tiền là loại tội phạm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang có diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức, thủ ... |
Nguy cơ rửa tiền: ngân hàng ở mức cao, chứng khoán chỉ trung bình Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh ... |
5 giải pháp để đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống rửa tiền Để công tác PCRT tại Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn trong bối cảnh mới, theo các chuyên gia cần chú trọng một ... |
Nghị định số 87/2019/NĐ-CP đã bổ sung quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro. Cụ thể, căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản đối với những khách hàng được xác định có mức rủi ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố thấp gồm một hoặc 04 biện pháp sau:
Thứ nhất, không thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu có cơ sở nhận biết được mục đích và bản chất từ các loại giao dịch hoặc mối quan hệ kinh doanh đã được thực hiện, thiết lập.
Thứ hai, xác thực nhận dạng khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi sau khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh.
Thứ ba, giảm tần suất cập nhật nhận dạng khách hàng.
Thứ tư, giảm mức độ theo dõi và kiểm soát giao dịch.
Riêng đối tượng báo cáo không được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng đơn giản trong trường hợp nghi ngờ liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Ảnh minh họa |
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố để đối tượng báo cáo thực hiện.
Bên cạnh đó, Nghị định số 87/2019/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về chủ sở hữu hưởng lợi được quy định tại Nghị định số 116/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi thông qua 03 tiêu chí:
Một là, với cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch thì chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động của tài khoản hoặc thụ hưởng từ giao dịch đó;
Hai là, với cá nhân có quyền chi phối pháp nhân, thì cá nhân nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân;
Ba là, với cá nhân khác thực tế chi phối, kiểm soát pháp nhân đó, cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền, thì cá nhân ủy thác, ủy quyền, cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.
Ngoài ra, Nghị định số 87/2019/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin quy định tại Nghị định số 116/2013/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng báo cáo có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra các cấp kể từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, kể cả các thông tin thuộc bí mật nhà nước. Cơ quan điều tra khi tiếp nhận các thông tin thuộc bí mật nhà nước có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản, sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Đồng thời, theo Nghị định, việc phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản theo các bước sau:
Bước 1, đối tượng báo cáo thực hiện phong tỏa tài khoản hoặc áp dụng biện pháp niêm phong, tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án và pháp luật thanh tra có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu đối tượng báo cáo áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Bước 3, việc phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung tối thiểu sau: Tên đối tượng báo cáo phải thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; tên đầy đủ của chủ tài khoản hoặc cá nhân, tổ chức liên quan đến tài sản bị niêm phong, tạm giữ; số tài khoản bị phong tỏa hoặc danh mục tài sản bị niêm phong, tạm giữ; số tiền phong tỏa; thời điểm bắt đầu và kết thúc phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; lý do yêu cầu thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản; hoặc theo biểu mẫu trong tố tụng hình sự.
Bước 4, đối tượng báo cáo phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản ngay sau khi thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình phong tỏa tài khoản hoặc niêm phong, tạm giữ tài sản theo quy định.