5 giải pháp để đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống rửa tiền
Ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020 Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng ... |
Các quốc gia đẩy mạnh hoạt động phòng, chống rửa tiền Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi và hình thức phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu ... |
Chuyên gia chống tham nhũng ở Mỹ bị bắt vì rửa tiền Theo Bloomberg, một giáo sư ở Miami (Mỹ) - chuyên gia nghiên cứu về hoạt động buôn ma tuý và tội phạm có tổ chức, ... |
Ngành Ngân hàng sẽ ban hành các kế hoạch hành động cụ thể trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Mạnh Hà |
Một là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, trên cơ sở đánh giá hiệu quả cũng như các bất cập trong PCRT hiện nay và các thông lệ quốc tế, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật PCRT. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế tài sản, pháp luật về đăng ký giao dịch… nhằm kiểm soát thu nhập và tài sản của cá nhân. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định cũng cần gắn liền với việc đề xuất tăng các chế tài phạt tiền nặng đối với những tổ chức, cá nhân che giấu hoạt động rửa tiền…
Hai là, tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan để PCRT nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của việc PCRT trong các cơ quan nhà nước như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… Trong đó, chú trọng phối hợp kiểm tra chấp hành các biện pháp quy, kiểm tra chấp hành các biện pháp PCRT của các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng rửa tiền, nghi ngờ rửa tiền.
Ba là, ngăn chặn việc rửa tiền các hoạt động giao dịch tiền ảo. Hiện nay, phương thức rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi và nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo ngày càng lớn do tính chất ẩn danh và khó quản lý của loại tiền này. Do vậy, cần tăng cường biện pháp kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo hướng yêu cầu các TCTD và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng bất kỳ dịch vụ thanh toán, thẻ, tín dụng, chuyển tiền… liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng. Các TCTD, đơn vị trung gian thanh toán phải báo cáo lại các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đúng quy định pháp luật về PCRT…
Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân về các rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ tác hại của rửa tiền, từ đó thúc đẩy một nền văn hóa tuân thủ pháp luật; Khuyến khích và khen thưởng các tổ chức, cá nhân tố giác, tố cáo và cung cấp thông tin về hoạt động rửa tiền.
Năm là, chú trọng nâng cao trình độ năng lực, kiến thức về PCRT cho cán bộ làm công tác chuyên trách không chỉ trong ngành Công an mà cả ngành Ngân hàng; Chú trọng đẩy mạng ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy công tác phòng chống rửa tiền hiệu quả hơn, nhanh hơn, với chi phí thấp hơn.