Sốt đất tại Bình Thuận: Coi chừng bong bóng!
Ngân hàng Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng 20% mỗi năm Lợi nhuận Apple đạt gần 12 tỷ, cao gấp 5 lần Huawei Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt thuộc tỉnh nào? |
Sốt đất tại Bình Thuận: Coi chừng bong bóng! |
Hiện tượng người người, nhà nhà đi buôn đất với từng tốp, từng tốp cò đất "chiếm" hết không gian trong các quán cà phê ven đường dọc TP. Phan Thiết cũng như tại một số vùng sốt đất khác trên địa bàn Bình Thuận trở nên phổ biến kể từ những ngày đầu năm 2019.
Đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư
Sở hữu bờ biển thuộc top đẹp nhất Đông Nam Á dài 200km và cách TP HCM hơn 200km, Bình Thuận có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang kiến trúc độc đáo... Cùng với đó là môi trường trong lạnh, nhiều nắng gió, ít mưa bão, nhiệt độ ổn định, thu hút khách du lịch cả bốn mùa. Đây cũng là địa phương xuất hiện một trong những resort đầu tiên trên cả nước vào năm 2005.
Bên cạnh tiềm năng hút khách du lịch cùng sự chuẩn bị sẵn có về hạ tầng và chính sách, Bình Thuận đang đứng trước thời cơ lớn khi dòng tiền đầu tư vào bất động sản có xu hướng dịch chuyển ra khỏi các đầu tàu kinh tế như Hà Nội hay TP HCM. Theo đó, quỹ đất ngày càng khan hiếm cộng thêm các chính sách siết chặt quy hoạch đô thị đã buộc các nhà phát triển bất động sản tìm đến các vùng đất mới như Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên... Trong xu hướng dịch chuyển này, bất động sản ven biển trở thành phân khúc được ưu tiên hàng đầu.
Cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận trở thành một trong những "thỏi nam châm" thu hút dòng vốn đầu tư bất động sản, với các dự án hàng trăm triệu đô. Trong số những "ông lớn" đang ráo riết tạo lập thị trường ở Phan Thiết phải kể tới Novaland - một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu. Chỉ trong vài tháng gần đây Novaland đã công bố hai dự án bất động sản du lịch quy mô lớn tại địa phương này, là NovaHills Mũi Né (40ha) và NovaWorld Phan Thiết (100ha).
Ngoài ra, còn loạt dự án đình đám như khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến - Mũi Né trên diện tích gần 200ha, khu du lịch cao cấp Hòn Rơm - Mũi Né diện tích gần 86ha, The Queen Pearl với quy mô 27ha, Ocean Dunes với tổng vốn 2.600 tỷ đồng của Tập đoàn Rạng Đông quy mô 62ha...
Đất nền Bình Thuận đang là cơ hội lớn cho nhà đầu tư |
Đến tình trạng "người người, nhà nhà" đi buôn đất Bình Thuận
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bình Thuận hồi năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý Bình Thuận có lợi thế so sánh, là mảnh đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cấp ủy, chính quyền cần quan tâm phát triển bền vững, quy hoạch phải biết sử dụng đất đai hiệu quả, để Bình Thuận không phải là nơi diễn ra việc buôn bán bất động sản, chiếm bờ biển, chiếm đất đai. Tuy nhiên, thông tin về đầu tư hạ tầng tại đây đang làm xuất hiện những cơn sốt đất “nóng” diễn ra hàng ngày.
Ngay sau khi các thông tin về dự án sân bay Phan Thiết dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trong quý 3/2019 tới. Sân bay Phan Thiết được điều chỉnh quy mô đầu tư từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Công suất thiết kế của sân bay đạt 2 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ cũng dự kiến khởi công trong 6 tháng tới đang làm xuất hiện những cơn sốt đất "nóng" diễn ra hàng ngày. Hiện tượng người người, nhà nhà đi buôn đất với từng tốp, từng tốp cò đất "chiếm" hết không gian trong các quán cà phê ven đường dọc TP. Phan Thiết cũng như tại một số vùng sốt đất khác trên địa bàn Bình Thuận trở nên phổ biến, đâu đâu cũng gặp.
Đơn cử như thông tin xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết có dự án sân bay, cách đây khoảng 1 năm, giá đất tại khu vực này lập tức tăng chóng mặt, không ít người mua trở tay không kịp vì mỗi ngày một giá. Sau khi đợt sốt đất này hạ nhiệt vào giữa năm 2018 thì hiện nay đất dọc khu quy hoạch sân bay tại Thiện Nghiệp tiếp tục nóng lên từng ngày, thậm chí từng giờ.
Từ sau dịp Tết Nguyên đán 2019 đến nay, khu vực đường ĐT715 nối đường Võ Nguyên Giáp với trung tâm xã Thiện Nghiệp luôn tấp nập người xe. Tại các quán cà phê dọc tuyến đường này, mỗi ngày luôn có hàng chục chiếc xe con mang biển số từ các tỉnh, thành phố đổ về. Những dự án đất nền tại các địa bàn TP Phan Thiết trước đây được chủ đầu tư bán ra khoảng 7-8 triệu đồng/m2, còn hiện tại đang được giao dịch trên thị trường thứ cấp với giá từ 12-15 triệu đồng/m2…Trong khi giá đất mặt tiền khu vực đường nhựa gần khu vực UBND xã Thiện Nghiệp trước đây chỉ từ 100-300 triệu đồng/sào thì nay đã tăng lên hơn 2 tỉ đồng/sào, thậm chí đất rẫy trước đây chỉ 50-200 triệu đồng/ha nay cũng tăng đến 1,5 - 2 tỉ đồng/ha.
Một nhân viên môi giới bất động sản tại TP. Phan Thiết cho biết những mảng đất nông nghiệp được nhiều người mua rồi chạy thủ tục lên thổ cư, phân lô, bán nền rất hút những người thu nhập thấp khi bán với giá khoảng 300 - 500 triệu đồng/lô. Do đó thị trường BĐS khá nhộn nhịp và được đánh giá đang khởi sắc sau thời gian dài trầm lắng.
Chính quyền "hạ nhiệt" cơn sốt đất
Trước tình trạng giá đất tại nhiều nơi tăng chóng mặt, hoạt động mua bán trái phép diễn ra rầm rộ, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận quyết tâm chặn đứng "cơn sốt" này. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, sở ngành liên quan ngừng việc tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ tách thửa, san lấp mặt bằng, phân lô bán nền trên toàn tỉnh. Đồng thời, yêu cầu UBND TP Phan Thiết và UBND các huyện, thị xã kiểm soát, quản lý hiệu quả việc thực hiện các dự án bảo đảm đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn quản lý.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường để có biện pháp kịp thời ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, không để xảy ra tình trạng sốt giá bất động sản và bong bóng bất động sản trên địa bàn tỉnh...
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo cấp huyện tập trung kiểm tra các trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự tách thửa đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, ven khu dân cư, mua bán sang nhượng bằng giấy tay, xây dựng nhà ở không phép khi chưa thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xử lý nghiêm. Chính quyền địa phương, ngành chức năng không giải quyết hồ sơ đối với các trường hợp tự ý tách thửa đất ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không có ý do chính đáng, nhằm trục lợi…
Doanh nghiệp BĐS dần ứng dụng công nghệ 4.0 trong kinh doanh CenHomes là mô hình kinh doanh BĐS kiểu mới ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 được CenLand đầu tư và phát triển. Các nền ... |
Đất nền tiếp tục là lựa chọn đầu tư hàng đầu trong thị trường BĐS? Mặc dù thị trường BĐS tại Tp.HCM đang có xu hướng giảm, nhưng nhiều đất nên vẫn được dự đoán sẽ tiếp tục hấp dẫn ... |
Cơ hội cho người “mê” BĐS trung tâm quận 1 Theo nhiều chuyên gia BĐS, chưa bao giờ cơ hội của phân khúc hạng sang lại rõ ràng như hiện nay. Do khan hiếm, giá ... |
CBRE công bố Tiêu điểm thị trường BĐS nhà ở và tiềm năng ở khu Đông TP.HCM TĐO-CBRE đã có những báo cáo về Tiêu điểm thị trường BĐS Nhà ở bán và tiềm năng BĐS khu Đông của TP.HCM. |