Sinh viên sáng tạo các ‘phòng chờ ảo’, giảm thời gian thăm khám ở bệnh viện
Quỹ Tanoto trao tặng 500 tấn oxy cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở Indonesia Để hỗ trợ những nỗ lực của Indonesia trong cuộc chiến khẩn cấp chống lại đại dịch COVID-19, Quỹ Tanoto (Tanoto Foundation) vừa thông báo tài trợ 500 tấn oxy cho các bệnh viện ở nước này. Khoản quyên góp được thực hiện bởi Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy PT Riau Andalan Pulp & Paper (RAPP) thuộc Tập đoàn APRIL có trụ sở tại Pangkalan Kerinci của tỉnh Riau (Indonesia). |
VCF trao tặng 1.174 bộ quần áo bảo hộ cho Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh Vừa qua, tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) đã trao tặng 1.174 bộ quần áo bảo hộ (PPE) cho Bệnh viện Nhi đồngTP. HCM để hỗ trợ các nhân viên y tế tại tuyến đầu chống dịch trong đợt bùng phát COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. |
Theo thông tin từ Ban tổ chức, ứng dụng Qqueue của nhóm các bạn trẻ thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi phát triển ứng dụng “AIoT Developer InnoWorks 2021”.
“AIoT InnoWorks” là một chương trình toàn cầu do tập đoàn Advantech phát động và tài trợ. Qua nhiều mùa thi đến mùa thi năm 2021 đã có 11 quốc gia tham gia. Tại Việt Nam, năm 2021 là mùa thứ hai tham dự, trong đó mùa thứ nhất tham gia vào năm 2019 do Đại học Bách khoa Hà Nội đăng cai tổ chức.
Các vòng thi tại mỗi quốc gia sẽ tìm ra đội Quán quân để tiếp tục tham gia trong vòng giao lưu tài năng toàn cầu tại một số quốc gia đăng cai luân phiên. Các đội đoạt giải cao tại các vòng thi quốc gia có cơ hội tham gia chương trình phát triển tài năng trẻ toàn cầu trong lĩnh vực AI và I4.0 do Advantech phát triển và ươm mầm, mang tên “Elite100”. Các bạn tham gia Elite100 có cơ hội tham gia chương trình thực tập sinh hưởng lương của Advantech, được trực tiếp tham gia vào phát triển các dự án của Advantech và đối tác đang triển khai trên toàn cầu.
Lễ trao giải cuộc thi AIoT Developer InnoWorks 2021 vừa được tổ chức bằng hình thức trực tuyến - Ảnh: Chụp màn hình |
Đưa ra được nhiều giải pháp công nghệ sáng tạo, thiết thực, nền tảng do 4 sinh viên đội QQUEUE được ban giám khảo đánh giá cao vì giải quyết được các bất cập trong việc đăng ký khám chữa bệnh hiện nay tại nhiều nơi như thời gian chờ quá lâu, tập trung quá nhiều bệnh nhân tại một thời điểm…
Sinh viên Phạm Thái Nghị, thành viên nhóm dự án, chia sẻ Qqueue có thể giúp người dùng đặt lịch từ xa tại bệnh viện. Sau khi đã nhận được số thứ tự, ứng dụng sẽ xếp tài khoản bệnh nhân vào một "phòng chờ ảo". Tại đó, họ có thể theo dõi trạng thái của mình trên điện thoại.
Bệnh nhân có thể chờ đến lượt ở bất kỳ đâu, ngay cả tại nhà. Phần mềm sẽ tự tính toán thời gian chờ và khoảng cách địa lý từ vị trí của bệnh nhân đến bệnh viện để thông báo cho họ thời điểm cần xuất phát đi khám.
Bằng công nghệ AI, hệ thống sẽ phân tích thông số liên quan tới thời gian thực hiện quy trình thăm khám tại các bệnh viện, người bệnh chỉ cần đăng nhập, chọn phòng khám và thời gian mình muốn khám, sau đó người bệnh có thể căn cứ vào lịch khám để đến cơ sở y tế mà không phải chờ đợi.
Mỗi bệnh nhân còn được cấp một mã QR xác nhận. Khi đến các cơ sở khám bệnh chỉ cần quét là đã đầy đủ thông tin. “Mô hình phòng xếp hàng ảo” sẽ giúp bệnh viện dễ dàng kiểm soát và quản lý số lượng người khám, hạn chế chi phí cơ sở vật chất cho phòng chờ và tăng năng suất làm việc của tất cả nhân viên y tế mà không phải lo quá tải. Cùng với đó, bệnh nhân chủ động hơn trong quá trình khám, chữa bệnh, giúp tiết kiệm được thời gian, tránh tụ tập, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh như hiện nay.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, QQUEUE mong muốn tạo ra một mô hình giúp người bệnh có thể đặt lịch, xếp hàng tại bệnh viện một cách dễ dàng mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều thời gian trong việc chờ đợi. Nhóm đã hướng đến 3 mục tiêu chính là "Không bị động- Không gián đoạn- Không chạm".
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng phụ trách Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều ý tưởng có tính thực tiễn cao, khả thi và tiềm năng thương mại hóa. Các đội thi đã quan tâm đến những vấn đề đang nóng của đất nước như dịch Covid-19, an toàn giao thông, nông nghiệp công nghệ cao.
Đây không chỉ đơn thuần là cuộc thi mà là chuỗi các trải nghiệm từ đào tạo đến xây dựng dự án có tiềm năng ứng dụng cao, qua đó sinh viên thoát khỏi giáo trình truyền thống, rút ngắn quá trình đào tạo tiếp, đào tạo lại sau khi tốt nghiệp, nhằm sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Được biết, đứng sau QQUEUE trên bảng xếp hạng của cuộc thi năm nay là đội TRIPLE O với dự án “Hệ thống nông trại thông minh”. Dự án “Mô hình nhà yến thông minh” của đội SIREAL giành giải ba.
Hai đội APCS K18 với dự án “Hệ thống phân tích camera thông minh” và SR.TKNK với “Siêu thị thông minh và xe đẩy tích hợp thanh toán tự động” cùng đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi năm nay.
Phát động Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2021 Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2021 chính thức được phát động theo hình thức trực tuyến từ ngày 16/9. Chủ đề của Ngày hội năm nay là: “Embracing Innovation - Reshaping The Future” (Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai)... |
Hà Lan phát triển mẫu tàu cánh ngầm điện tốc độ 70 km/h Công ty khởi nghiệp Edorado đang phát triển mẫu tàu cánh ngầm điện 8S lớn, hoạt động tốt hơn so với mẫu 7S ra mắt năm ngoái. |
Trong 12 tháng qua, bất chấp COVID-19, doanh thu của Preface – công ty công nghệ giáo dục (EdTech) tăng 500% Preface, công ty công nghệ giáo dục (EdTech) có trụ sở tại Hồng Kông, vừa hoàn tất vòng huy động vốn Series A từ nhà đầu tư nổi tiếng Sunlink Holdings (H.K.) Limited. |