Singapore, Nhật Bản, Australia đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM và ADMM +
Truyền thông quốc tế đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam Ngày 24/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam tham dự Phiên Đối thoại với Chủ tịch ASEAN 2020 ... |
Chuyên gia Singapore khẳng định Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 Ông Choi Shing Kwok khẳng định 2020 là năm đặc biệt khó khăn và Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ... |
Đánh giá trên trong phát biểu sau hội nghị chiều 10/12 về vai trò và đóng góp của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 đầy thách thức do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen chúc mừng Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020 đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).
Bộ trưởng Ng Eng Hen đánh giá đây là một năm khó khăn đối với Việt Nam trong việc lên kế hoạch tổ chức các hoạt động trong bối cảnh tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù vậy, Việt Nam đã làm tốt nhất có thể và tất cả các nước đều chúc mừng Việt Nam. "Cả hai hội nghị ADMM và ADMM+ đều đã rất thành công, phản ánh ý chí và cam kết của các thành viên ASEAN và các nước Cộng về tầm quan trọng của ADMM và ADMM + cũng như vai trò lãnh đạo rất tốt của Việt Nam".
Một số kết quả quan trọng đã đạt được, nhất là trong việc đối phó với các mối đe doạ an ninh, trong đó có sáng kiến “Đôi mắt của chúng ta” (Our Eyes) nhằm tăng cường chia sẻ thông tin chống khủng bố.
Một kết quả quan trọng khác đã đạt được liên quan tới căng thẳng hàng hải tại Biển Đông. Điều đáng mừng là đã có rất nhiều bài phát biểu và thảo luận về vấn đề này tại các hội nghị.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM+ thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM+. Ảnh: VOV |
Theo Bộ trưởng Ng Eng Hen, các nước đều nhất trí rằng cần phải đẩy nhanh đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Nhận định về cơ chế ADMM+ sau 10 năm hoạt động, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho rằng ADMM + ngày càng cho thấy là cơ chế an ninh quan trọng. Trước đây, ADMM+ họp 3 năm một lần, sau đó là 2 năm một lần và hiện tại được tổ chức thường niên.
Đáng nói, việc tổ chức thường niên là do đề nghị của các nước đối tác. Ngoài 8 nước đối tác hiện nay (gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ), một số nước khác cũng thể hiện mong muốn tham gia cơ chế này.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cũng cho rằng trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ Quốc phòng Việt Nam đảm nhiệm “trọng trách nặng nề” là Chủ tịch ADMM và ADMM+, “đối mặt nhiều khó khăn khi chèo lái con thuyền”.
“Chúng ta đã phải nghĩ xem làm sao để kênh quốc phòng đóng góp vào kiểm soát dịch bệnh và ứng phó với dịch bệnh như là một khu vực thống nhất. Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. Tôi muốn nhấn mạnh tới việc Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM+ thông qua và ký Tuyên bố chung về Tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM+. Tuyên bố chung được thông qua nhờ vai trò dẫn dắt của Bộ Quốc phòng Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ADMM và ADMM+ để thúc đẩy sự tôn trọng, tăng cường lòng tin lẫn nhau giữa các nước ADMM+. Nhật Bản đã luôn ủng hộ Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ADMM và ADMM+”, Bộ trưởng Kishi Nobuo nhấn mạnh.
Bộ trưởng Kishi Nobuo khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam cả song phương và thông qua ADMM+ để đóng góp cho khu vực và cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong năm 2021 khi hai nước đồng chủ trì Nhóm chuyên gia ADMM+ về Gìn giữ hòa bình. Bộ trưởng Kishi Nobuo tin tưởng rằng quan hệ Nhật Bản-Việt Nam “sẽ thậm chí mạnh mẽ hơn thông qua những hoạt động như thế”.
Nhấn mạnh 2020 là “một năm đặc biệt” đối với thế giới nói chung cũng như hợp tác quốc phòng ADMM+ nói riêng, Đại tá Paul Foura, Tùy viên Quốc phòng Australia tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã nỗ lực điều phối và tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ ADMM+ theo chương trình nghị sự đề ra bất chấp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như thiên tai. “Việt Nam đã làm rất tốt vai trò của mình, đồng hành xây dựng một Tuyên bố chung của ADMM+. Chúc mừng Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ADMM và ADMM+”, Đại tá Paul Foura bày tỏ.
Kể từ khi được thiết lập năm 2006, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) đã nhanh chóng trở thành thành tố quan trọng trong trụ cột chính trị-an ninh của ASEAN. ADMM được xác định mang tính chất mở, linh hoạt và dung nạp trong quan hệ hợp tác với các nước bạn bè của ASEAN, trong đó có các nước đối tác đối thoại. Trên cơ sở đó, vào năm 2010, tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) giữa các nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại (các nước Cộng) gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Newzealand, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ. ADMM+ là một cơ chế hợp tác đa phương chưa từng có về quốc phòng, một diễn đàn quan trọng để thúc đẩy lòng tin, tăng cường hiểu biết về chính sách quốc phòng của các quốc gia. 10 năm là khoảng thời gian chưa dài nhưng đã đủ để các nước hình thành lòng tin vững chắc về sự hữu ích đối với hòa bình, khẳng định ADMM+ đóng vai trò nền tảng quan trọng cho sự hợp tác hiệu quả trên kênh quốc phòng-an ninh của khu vực ASEAN với các nước đối tác. |
AMM 53: Hàn Quốc, Canada đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), bạn bè quốc tế đánh giá ASEAN đã rất sáng ... |
Báo chí Nam Phi đánh giá cao thành tựu nổi bật của Việt Nam Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 75 năm Quốc khánh, nhiều tờ báo lớn Nam Phi đã đăng tải bài viết giới thiệu về quá ... |