Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
09:06 | 24/12/2017 GMT+7

Siêu bão Tembin sẽ vào các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau

aa
TĐO – Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão Tembin (bão số 16) cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100 - 115 km/giờ), giật cấp 14.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 120 km tính từ vùng tâm bão.

sieu ba o tembin se vao cac tinh tu ba ria vung tau den ca mau

Dự báo mới nhất về đường đi của cơn bão. (Ảnh: NCHMF)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25 km/giờ) và có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo 380 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 - 135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8 - 10 mét.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25 km/giờ). Đến 16 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 - 135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao 8 - 10 mét.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 36 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25 km/giờ), đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10, giật cấp 13 và yếu dần. Đến 4 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90 km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 7 - 9 mét.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25km/giờ).

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan chủ động đối phó với bão số 16.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến của bão, tiếp tục kiểm đếm tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển; không để tàu thuyền ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để hướng dẫn di chuyển hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; Rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển, trên cù lao đang có nguy cơ sạt lở mạnh, vùng thấp trũng do ảnh hưởng của triều cường; Kiên quyết sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm không đảm bảo an toàn; trong đó đặc biệt đối với huyện đảo, xã đảo như Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu); Kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến (kể cả các tàu vận tải; tàu vãng lai trên sông, trên biển; các bến phà,…), khu vực neo đậu quanh các đảo, khu lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và đất liền nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản; Tăng cường trang thiết bị, nguồn lực để kịp thời chỉ đạo điều hành được thông suốt trong các tình huống xấu nhất có thể xảy ra; hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó hiệu quả với bão; Phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN trực tiếp đến địa bàn xung yếu để kiểm tra, rà soát phương án ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt cần tăng cường các hình thức thông tin truyền thông ứng phó với bão đến cộng đồng...

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu để thực hiện việc sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đê điều, công trình thuỷ lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, gia cố khu nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Bộ Công Thương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện; chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phù hợp để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo sẵn sàng biện pháp bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tăng dày các bản tin dự báo, cảnh báo, cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời truyền tải đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị giúp đỡ các ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão và đảm bảo an toàn.

Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ lên kế hoạch cụ thể phối hợp với chính quyền địa phương tổng rà soát các phương án cụ thể để chủ động xử lý trong các tình huống trước, trong và sau bão; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí nhất là các đài phường, xã tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó để người dân biết chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại nhất là các vùng trên đảo, trên sông, trên biển, ven biển, khu nuôi trồng thủy sản, vùng sâu, vùng xa.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; chủ động thành lập các đoàn công tác liên ngành trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với địa phương xử lý trong các tình huống cấp bách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.

Tuệ Lâm (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane: đề xuất xây trước đoạn từ thành phố Vinh đến biên giới Lào

Dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane: đề xuất xây trước đoạn từ thành phố Vinh đến biên giới Lào

Dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane (Lào), đoạn Vinh - Thanh Thủy nằm trong địa bàn Nghệ An, dài 65 km được đề xuất xây dựng với tổng vốn 18.500 tỷ đồng.
Toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa

Toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa

Chiều 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến ngày 20/8/2024 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Đây là mong muốn mà Thống đốc tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) Nagasaki Kotaro đưa ra tại buổi tiếp đoàn công tác tỉnh Quảng Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng làm trưởng đoàn nhân chuyến sang thăm và làm việc với tỉnh Yamanashi vào sáng ngày 20/8.
Hội nghị DGICM lần thứ 27 tập trung giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự

Hội nghị DGICM lần thứ 27 tập trung giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự

Từ ngày 14- 16/8, Hội nghị những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27 (DGICM 27) đã diễn ra tại tỉnh Khánh Hòa. Hội nghị hướng đến việc giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự.

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống lịch sử, không ngừng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới

Phát huy truyền thống lịch sử, không ngừng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới

Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước sông Mê Công, có lịch sử, văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau từ lâu đời. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có cùng cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhân dân hai nước đã cùng kề vai sát cánh, “chia ngọt sẻ bùi” đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Mối quan hệ Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng được các thế hệ Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai nước, là nền tảng để hai nước cùng phát huy, truyền tiếp cho thế hệ mai sau.
Cần Thơ: Thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải”

Cần Thơ: Thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải”

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ vừa phối hợp với Tổ chức Quỹ đảo tái chế - CLEAR RIVERS, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh tổ chức Lễ khởi động xây dựng thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải” tại Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sắp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sắp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9.
GPI tặng trang thiết bị phòng học cho Trường Tiểu học Phú Lộc, Phú Thọ

GPI tặng trang thiết bị phòng học cho Trường Tiểu học Phú Lộc, Phú Thọ

Ngày 5/9, tại tỉnh Phú Thọ, tổ chức Good People International (GPI/Hàn Quốc) đã tổ chức trao tặng trang thiết bị cho Trường Tiểu học Phú Lộc (xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh).
Vùng 1 Hải quân sẵn sàng tổ chức ứng cứu trước bão Yagi

Vùng 1 Hải quân sẵn sàng tổ chức ứng cứu trước bão Yagi

Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), BTL Vùng 1 Hải quân đã chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị.
Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn tặng quà cho ngư dân vào tránh trú bão

Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn tặng quà cho ngư dân vào tránh trú bão

Ngày 05/9, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức tặng quà cho 03 tàu cá vào tránh trú bão số 3 tại đảo.
Rộn ràng khai giảng năm học mới ở Trường Sa

Rộn ràng khai giảng năm học mới ở Trường Sa

Sáng 5/9, các trường học trên huyện Trường Sa (Khánh Hòa) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025.
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động