
Sẽ xây hầm trú ẩn ngày tận thế trên Mặt Trăng?
Theo CNN, những loài trên sẽ được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh bên trong một hầm chứa dưới bề mặt Mặt Trăng. Các nhà khoa học cho biết hầm chứa có thể bảo vệ các vật liệu di truyền trong trường hợp “Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn”, dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học.
![]() |
Sẽ xây hầm trú ẩn ngày tận thế trên Mặt Trăng?. |
Tuy nhiên, việc xây dựng một hầm chứa trên Mặt Trăng sẽ cần rất nhiều thời gian và kinh phí.
Nhóm nghiên cứu này cho rằng, khái niệm của họ có thể bảo tồn sự sống trên Trái Đất, trong trường hợp hành tinh mà chúng ta gọi là nhà bị hủy diệt.
Nhà nghiên cứu Jekan Thanga, giáo sư hàng không vũ trụ và kỹ thuật cơ khí tại Đại học Kỹ thuật Arizona cho biết: “Trái đất tự nhiên là một môi trường không ổn định”.
"Là con người, chúng ta đã đối diện với một thảm họa thiên nhiên gần đây nhất là cách đây khoảng 75.000 năm, đó là vụ phun trào siêu núi lửa Toba, gây ra khoảng thời gian nguội lạnh kéo dài 1.000 năm. Theo một số nhà khoa học, thảm khốc này có thể đã gây ra sự sụt giảm về sự đa dạng của loài người. Bởi vì nền văn minh nhân loại đã phát hiện ra những dấu chân người lớn đến mức bất thường, đó có thể là chủng loài người khổng lồ đã từng có mặt trên Trái đất thời tiền sử. Thảm khốc này có thể đã có tác động tiêu cực đến toàn bộ hành tinh".
Các nhà nghiên cứu cho biết dự án phụ thuộc vào những tiến bộ trong công nghệ robot lạnh để bảo quản các mẫu vật. Hạt giống cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 144 độ C, trong khi tế bào gốc cần được lưu trữ ở âm 160 độ C.
Khi đó, các bộ phận kim loại có thể bị đông cứng, hoặc hàn nguội vào với nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được việc thiếu trọng lực sẽ ảnh hưởng thế nào đến các hạt giống, hoặc cách liên lạc với căn cứ trên Trái Đất.
Các chuyên gia đã phát hiện ra mạng lưới khoảng 200 ống dung nham dưới bề mặt của Mặt Trăng vào năm 2013. Chúng được hình thành khi các dòng dung nham tan chảy qua lớp đá mềm, tạo thành các đường hầm dưới lòng đất hàng tỷ năm trước.
Họ cho rằng các đường hầm có đường kính 100 m có thể cung cấp nơi lưu trữ hoàn hảo cho các hàng hóa quý giá, bảo vệ chúng khỏi bức xạ Mặt Trời, sự thay đổi nhiệt độ ở bề mặt, và các vật thể siêu nhỏ.
Hầm chứa được cung cấp năng lượng bằng các tấm pin Mặt Trời. Các nhà khoa học nói rằng để vận chuyển đủ mẫu vật của 6,7 triệu loài trên Trái Đất lên hầm chứa cần tới 250 lần phóng tên lửa.
Hầm tận thế không phải là dự án duy nhất trên Mặt Trăng. Tuần trước, Nga và Trung Quốc đã đồng ý xây dựng trạm vũ trụ trên Mặt Trăng. Họ tuyên bố trạm này sẽ mở cửa cho tất cả quốc gia.
![]() Năm 2020, từ nguồn thu xổ số kiến thiết, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội với tổng trị giá 1.100 tỷ đồng phục vụ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và các công trình phúc lợi xã hội khác. |
![]() Theo kế hoạch, một trong những trợ lý thân cận và phục vụ Tổng thống Trump lâu nhất sẽ là người được giao quyền quản lý tổ hợp công trình này. |
![]() Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. |
Tin bài liên quan

Sẽ xây đường sắt, nhà kính trên Mặt trăng

Tàu thám hiểm của Ấn Độ khám phá bề mặt Mặt Trăng

Con người sẽ sớm trồng cây xanh trên Mặt trăng
Các tin bài khác

Chính quyền Mỹ thời Donald Trump: Cuộc thử nghiệm mới về chủ nghĩa hiện thực

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?
Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử
Multimedia

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
