Save the Children thúc đẩy thói quen đọc sách cho trẻ em
Phụ huynh và học sinh cùng đọc sách tại Góc đọc thân thiện. |
Bên cạnh các phụ huynh, thầy cô và học sinh, cán bộ dự án, sự kiện có sự tham dự của đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Giáo dục & Đào tạo, tổ chức Room to Read, Childfund, PLAN, World Vision.
Tại sự kiện, các chuyên gia giáo dục, cán bộ dự án đã chia sẻ kết quả nghiên cứu về thói quen đọc sách của trẻ em dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái và Quảng Nam và kết quả dự án sau 1 năm triển khai. Các đại biểu cũng đã thảo luận về những chủ đề liên quan tới việc đọc sách cho trẻ em như cung cấp sách phù hợp với độ tuổi, các mô hình khơi dậy tình yêu với sách, cách đọc sách cùng con tại nhà, thúc đẩy việc thực hiện đề án quốc gia về tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non và tiểu học dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
Với sự ưu tiên dành cho trẻ em, xuyên suốt Ngày Hội Đọc Sách, các em nhỏ đã được hòa mình vào thế giới sách, truyện đa dạng dành cho nhiều lứa tuổi như truyện cổ tích, truyện khoa học, sách về kỹ năng sống...sinh động, bổ ích.
Đặc biệt, các em cùng cha mẹ và các thầy cô giáo cũng được tham gia những trò chơi tương tác bổ ích, giúp khắc sâu những nội dung đã đọc trong sách và rèn luyện kỹ năng đọc.
Diễn ra trong kỳ nghỉ hè, bên cạnh các em học sinh dân tộc Dao, H'mông, Cơ Tu đến từ tỉnh Quảng Nam, Yên Bái, Ngày Hội Đọc Sách còn là sân chơi thu hút đông đảo các em học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
"Ngày Hội Đọc Sách" là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập của trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam” do tổ chức Save the Children và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ từ năm 2018-2020.
Mục tiêu của dự án là khuyến khích việc nhân rộng các phương pháp phát triển kỹ năng đọc viết và toán cơ bản cho trẻ em. Các phương pháp này đã được SC triển khai thí điểm trên hơn 150 quốc gia từ năm 2009 và đã chứng minh được tính hiệu quả.
Tại Việt Nam, phương pháp đã được Save the Children áp dụng trong nhiều dự án giáo tại các tỉnh thành 3 miền như Yên Bái, Điện Biên, Hải Phòng, Quảng Nam, Cần Thơ, Tiền Giang, tập trung vào các vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế hạn chế...
Dự án được triển khai thông qua các hoạt động cụ thể như cung cấp trang thiết bị phục vụ đọc sách, tập huấn giáo viên, phụ huynh, xây dựng "góc đọc sách thân thiện" trong nhà trường, tổ chức các Ngày hội đọc sách, Câu lạc bộ Làm cha mẹ...
Trong năm đầu thực hiện (2018), dự án đã giúp hỗ trợ gần 400 giáo viên được tập huấn, gần 58.000 lượt trẻ đã tới đọc tại 65 góc đọc sách mới được thiết lập tại khuôn viên các trường, gần 6.000 cuốn sách giáo khoa được cấp phát cho học sinh tại 12 trường tiểu học.
Chia sẻ về Ngày Hội Đọc Sách, ông Vương Đình Giáp, Giám đốc thực hiện chương trình cho biết:
Bên cạnh mục tiêu khuyến khích xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em, Save the Children cũng muốn góp phần vận động cộng đồng tham gia hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc viết cho các em thông qua các hoạt động tại nhà và cộng đồng; vận động các nhà lập pháp trong việc thể chế hóa các phương pháp tiếp cận hỗ trợ trẻ em tăng cường kỹ năng đọc viết; vận động các đơn vị phát triển nội dung và sách trong việc đầu tư hơn nữa cho việc phát triển các đầu sách phù hợp với lứa tuổi của các em.
*Những hình ảnh tại Ngày hội đọc sách 2019:
Góc kể chuyện tương tác: Trẻ được tự do phán đoán nội dung câu chuyện, phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo ngôn ngữ. |
Các em học sinh hào hứng với trò chơi "Nhanh mắt, nhanh tay", tìm những cặp từ giống nhau. Trò chơi vừa luyện trí nhớ, vừa rèn khả năng đọc cho học sinh tiểu học. |
Không khí sôi nổi ở một góc trò chơi. |
Cùng ôn lại nội dung trong sách đã đọc, củng cố kỹ năng đọc, viết. |
Diễn ra trong những ngày hè, sự kiện thu hút sự tham dự của đông đảo học sinh trên địa bàn Hà Nội. |
Nâng cao kỹ năng đọc viết là một phương pháp tiếp cận sáng tạo dựa trên bằng chứng thực tế của SC trước cảnh báo toàn cầu về sự gia tăng số lượng trẻ em hoàn tất bậc tiểu học nhưng chưa thành thạo kỹ năng đọc. Hiện trên thế giới, có khoảng 250 triệu trẻ em không biết đọc mặc dù hơn một nửa trong số đó đã dành ít nhất 4 năm học tiểu học. Phương pháp Tăng cường đọc viết cho trẻ em do Save the Children phát triển gồm bốn hợp phần chính: đánh giá ban đầu, tập huấn cho giáo viên, phát triển tài liệu và hoạt động tại cộng đồng. |
Phát triển sâu rộng phong trào đọc sách trong toàn dân tại Cố đô Huế TĐO- Đến nay, 100% lớp học tại tỉnh Thừa Thiên-Huế có kệ sách tại lớp, có 92 trường đã có tủ sách ở sân trường, ... |
Nâng cấp thư viện và khuyến khích thói quen đọc sách tại Bình Chánh, TP.HCM Vừa qua, Công ty Repsol Việt Nam phối hợp với The VinaCapital Foundation (VCF), chương trình Mở Đường Tới Tương Lai (A Brighter Path) thực ... |
Độc đáo khu vườn đọc sách miễn phí tại Hải Dương Ông Phạm Văn Xuân là cán bộ công tác trong quân đội vừa về hưu, hiện ở Khu 1, phường Việt Hòa, thành phố Hải ... |