Sâu nặng nghĩa tình hai bên biên giới
"Biên giới trong lòng dân" nơi cực Tây Tổ quốc Phụ nữ Vĩnh Xương chung tay bảo vệ biên giới Giao lưu hữu nghị biên giới Việt-Lào: Sẽ tuần tra song phương |
Từ sáng sớm 30-7, đông đảo nhân dân bản Đen Sa Vẳn, huyện Sê Pôn, tỉnh Sa Vẳn Na Khệt (Lào) và bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) đã có mặt tại thị trấn Lao Bảo. Trong phút đầu gặp lại, họ trao cho nhau những cái bắt tay, cái ôm nồng thắm của những người anh em. Hôm nay là một ngày đặc biệt - Chính quyền địa phương hai bên long trọng tổ chức sơ kết 15 năm hai bản Ka Tăng và Đen Sa Vẳn kết nghĩa bản - bản.
Bản Đen Sa Vẳn và bản Ka Tăng có chung đường biên giới kéo dài gần 4 km và 5 cột mốc quốc giới. Nhân dân hai bên vốn có tinh thần đoàn kết, hữu nghị từ lâu đời cùng với những nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội. Trước đây, người dân hai bên xem việc theo đường mòn biên giới qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa là rất đỗi bình thường. Thế nhưng, tình cảm chân thành, suy nghĩ giản đơn khiến cho nhiều người dân vô tình vi phạm quy chế bảo vệ biên giới, pháp luật của mỗi nước quy định.
Nghiêm trọng hơn, không ít đối tượng xấu lợi dụng bà con để phục vụ cho các hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm qua biên giới. Quá trình triển khai nhiệm vụ bảo vệ biên giới, BĐBP Quảng Trị và lực lượng chức năng của bạn đã phát hiện những hạn chế trong mối quan hệ cư dân hai bên biên giới; từ đó nghiên cứu, tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới với quyết tâm phát triển cơ sở pháp lý, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ, xây dựng biên giới chung.
Ngày 28-4-2005, bản Ka Tăng và Đen Sa Vẳn đã được chọn là cặp bản đầu tiên trên tuyến biên giới Quảng Trị và Sa Vẳn Na Khệt làm điểm ký chương trình kết nghĩa. Thông qua hoạt động kết nghĩa, ban quản lý các bản đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân nắm và chấp hành đúng Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới Việt Nam - Lào, các quy định của pháp luật của mỗi nước. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, ý thức, hiểu biết về pháp luật, chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Nhân dân hai bản luôn thể hiện một lòng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cùng khắc phục khó khăn để vươn lên.
Những vụ việc liên quan đến hai bên biên giới đều được hai bản thống nhất, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ không tính thiệt hơn, đúng pháp luật mỗi nước và phong tục, tập quán mỗi địa phương. Trong hoạt động sản xuất, họ giúp nhau bằng các việc làm hết sức cụ thể như trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mô hình điểm về phát triển kinh tế.
Cụ thể, bản Ka Tăng đã giúp nhiều hộ gia đình bản Đen Sa Vẳn trồng cây bời lời, đến nay đã có thu nhập ổn định, có những hộ đã vươn lên làm giàu. Hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao; thăm, động viên nhau vào các ngày lễ, tết. Thông qua đó để nhân dân hiểu biết sâu hơn về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi bên, bảo vệ nền tảng, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc hai nước Việt-Lào.
Hoạt động kết nghĩa của bản - bản hai bên biên giới không những đã hỗ trợ bà con nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào "Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc”. Hiện nay, 15 hộ gia đình có đất giáp biên giới đã tự nguyện đăng ký cam kết quản lý, bảo vệ mốc quốc giới. Quần chúng nhân dân đã tham gia tích cực vào công tác tuần tra, phát quang đường biên, bảo dưỡng cột mốc. Trong quá trình thực hiện Đề án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, nhân dân hai bản đã đóng góp sức lao động vận chuyển vật liệu phục vụ góp phần cùng với địa phương hoàn thành sớm hơn kế hoạch đề ra.
Hai bên đã thống nhất thành lập các tổ tự quản về an ninh trật tự, tăng cường giáo dục, quản lý, vận động nhân dân trong bản làng, tích cực đấu tranh ngăn chặn, không bao che, tiếp tay cho tội phạm. Khi có con em vi phạm, cùng nhau giáo dục, báo cáo với lực lượng chức năng xử lý nghiêm. Ban quản lý hai bản bổ sung quy chế, không được qua lại biên giới sau 22 giờ đêm, qua đó góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với các loại tội phạm.
“Trải qua thời gian dài thực hiện kết nghĩa, tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng dân cư hai bản Ka Tăng và Đen Sa Vẳn luôn được vun đắp và giữ vững. Nhân dân hai bản đã tham gia tích cực vào các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới, tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản... qua đó đã góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa bàn biên giới.”- Thiếu tá Ngô Quang Thuyên, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị cho biết.
Bi kịch của cô gái lấy chồng qua biên giới Gần 2 tháng trôi qua, kể từ khi Bùi Thị Mơ bị đẩy đuổi về nước theo đường mòn từ bên kia biên giới, có ... |
Cao Bằng: Tình trạng công dân vượt biên qua biên giới lao động "chui" tăng theo từng năm Đại tá Đàm Văn Thụ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Cao Bằng, cho biết 3 tháng đầu năm 2019 đã ... |
Ngôi trường của những đứa trẻ lưu lạc xuyên biên giới Bộ đội biên phòng Việt Nam trở thành thầy giáo bất đắc dĩ cho những đứa trẻ không quốc tịch, không giấy khai sinh, lưu ... |
“Cây đại thụ” vùng ngã ba biên giới Nói đến nữ già làng Y Pan, người dân làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn thường tự hào ... |