Sáu giải pháp hướng đến một nền công vụ ASEAN hiện đại
Đẩy mạnh kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên hiệp địa phương Ngày 28/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) tổ chức Hội nghị trực tuyến cụm Liên hiệp Hữu nghị địa phương số 5 (Cụm số 5) nhằm thảo luận thống nhất nội dung Quy chế hoạt động của các thành viên Cụm, Biên bản ký kết Chương trình phối hợp của Cụm. |
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. |
Tổ chức nâng cao cho cán bộ, công chức tại Đồng Nai (ảnh Báo ND) |
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã có nhiều đóng góp làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước những yêu cầu trên, để xây dựng đội ngũ CBCC “vừa hồng vừa chuyên”, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước, cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó nghiên cứu và thực hiện nội dung: “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch… Tập trung xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”6. Để thực hiện chủ trương này, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật về CBCC, đặc biệt nghiên cứu sớm ban hành Luật Công vụ và Luật Đạo đức công vụ làm cơ sở cho hoạt động thực thi công vụ, việc nâng cao trình độ, năng lực của CBCC, cùng với việc xây dựng chuẩn mực và đề cao yếu tố đạo đức, các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cũng rất quan trọng. Đội ngũ CBCC cần phải có các chuẩn mực đạo đức để thông qua đó rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, thực thi công vụ trong khuôn khổ quy định của pháp luật, điều này cũng được phản ánh và thể hiện ở hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu đổi mới hình thức tuyển dụng CBCC. Việc tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hiện nay đã được áp dụng nhưng còn ít tính cạnh tranh và điều quan trọng vẫn chưa tuyển dụng được những người tài, người giỏi vào đúng vị trí việc làm, cần phải đổi mới bằng việc xây dựng và mô tả công việc của từng vị trí việc làm cụ thể làm cơ sở cho công tác tuyển chọn CBCC.
Thứ ba, cần nghiên cứu xây dựng các tiêu chí rõ ràng, minh bạch về yêu cầu công việc đối với từng vị trí việc làm trong từng bộ phận, trong cơ quan, đơn vị để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng CBCC. Qua đó, có thể điều chỉnh các vị trí việc làm phù hợp với năng lực, trình độ của CBCC cũng như xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch, bổ nhiệm một cách công khai, công bằng, tạo động lực phấn đấu thực thi nhiệm vụ của CBCC. Hơn nữa, cần xây dựng và thực hiện chế độ trách nhiệm một cách rõ ràng trong hoạt động công vụ, bởi sự yếu kém của một nền hành chính hiện nay, một phần do giới hạn của quyền lực và phạm vi trách nhiệm đối với từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, từng bộ phận và từng con người không được rõ ràng.
Tình trạng ai cũng có quyền nhưng không ai chịu trách nhiệm là một cản trở lớn cho quá trình xây dựng một nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại… Nguyên tắc: “CBCC giữ chức vụ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của CBCC thuộc quyền”7, mặc dù đã được quy định nhưng cần phải được cụ thể hóa và thực hiện trên thực tế. Tính chuyên nghiệp của CBCC, nhất là người lãnh đạo, quản lý cũng phải được thể hiện ngay trong thái độ ứng xử đối với những sai phạm xảy ra trong phạm vi, chức trách nhiệm vụ của mình “Khuyến khích việc chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm”8.
Cần nâng cao, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước |
Thứ tư, sớm triển khai thực hiện cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm cuộc sống của CBCC ở mức trung bình của xã hội và không cần, không dám tham nhũng vẫn đủ sống, chuyên tâm với thực thi công vụ của mình. Như Bác Hồ từng căn dặn: “Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ ốm đau phải có thuốc thang. Tùy theo hoàn cảnh mà giúp đỡ…”9, vì vậy cần phải “Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp bảo đảm để CBCC có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội; thực hiện chính sách tiền lượng hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù; nghiên cứu bổ sung chính sách đãi ngộ đối với CBCC…”10.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, đây có thể coi là một trong những chu trình quan trọng của quản lý nhà nước, có tác dụng tác động trực tiếp đối với việc chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy nhà nước và của đội ngũ CBCC. Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, những sai phạm để biện pháp giáo dục, uốn nắn sửa chữa, hay áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với CBCC sai phạm, đồng thời tìm ra những sơ hở, khiếm khuyết của các quy định trong hoạt động công vụ để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động công vụ.
Thứ sáu, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu, cửa quyền, góp phần xây dựng và làm trong sạch đội ngũ CBCC. Đây cũng là công việc hệ trọng, có quan hệ trực tiếp đến quá trình xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.
Đẩy mạnh kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên hiệp địa phương Ngày 28/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) tổ chức Hội nghị trực tuyến cụm Liên hiệp Hữu nghị địa phương số 5 (Cụm số 5) nhằm thảo luận thống nhất nội dung Quy chế hoạt động của các thành viên Cụm, Biên bản ký kết Chương trình phối hợp của Cụm. |
Việt Nam đề xuất nâng cao khả năng tiếp cận, phổ cập công nghệ số cho trẻ em gái và phụ nữ tại AMMW “Các quốc gia thành viên ASEAN cần có những biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số của phụ nữ, đồng thời chú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và các kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái, góp phần đảm bảo sự thành công của thế hệ tiếp theo”. Đây là đề nghị được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra tại Cuộc họp Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ 4 do Indonesia chủ trì, vừa tổ chức ngày 15/10 theo hình thức trực tuyến. |
Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 Ngày 27/9, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030. |